Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

5 việc bố mẹ cần phải bỏ ngay nếu không muốn hại con, việc số 1 nhiều người đang mắc phải

dạy con

dạy condạy con

Hãy xem trong số 5 việc này, bạn có đang áp dụng việc nào không để kịp thời khắc phục.

Tôi từng xem một bộ phim nói về một đứa trẻ từ nhỏ đã được mẹ bao bọc, nuông chiều,  từ ăn, mặc, ngủ, chơi… việc gì người mẹ cũng chăm lo cho con từng ly từng tí.

Từ nhỏ, chỉ cần cậu mở miệng nói cần cái gì là bố mẹ cậu lập tức đáp ứng con trai. Lâu dần thành quen, cậu xem việc bố mẹ phải đáp ứng yêu cầu của mình là điều hiển nhiên.

Rồi một ngày, trên đường đi làm, người bố bất ngờ gặp tai nạn không thể qua khỏi, kinh tế gia đình cứ thế xuống dốc. Thế nhưng, cậu con trai vẫn không để tâm đến việc bố đã không còn, kinh tế gia đình đang gặp khó khăn mà vẫn đòi hỏi mẹ hết thứ này đến thứ khác.

Trong nhà không còn gì đáng tiền, cuối cùng người mẹ phải chấp nhận bán một quả thận để thỏa mãn yêu cầu của con trai. Không lâu sau đó, bà qua đời. Vì không có bất cứ khả năng mưu sinh nào, người con trai về sau cũng tìm đến cái chết.

Câu chuyện kết thúc trong bi kịch đã gửi đến người xem một lời cảnh báo đáng ngẫm.

Vẫn biết con cái chính là báu vật quan trọng nhất trong mỗi gia đình, làm cha mẹ luôn hy vọng trao cho con sự yêu thương trọn vẹn nhất, để con có thể trưởng thành trong vui vẻ hạnh phúc nhưng nhiều khi, sự yêu thương vô nguyên tắc của người lớn lại là thứ hại đời con trẻ.

Vì con cái, người làm cha mẹ không nên yêu chiều con thái quá. 5 việc làm dưới đây, cần phải bỏ càng sớm càng tốt.

1. Thói quen “đánh chừa cái bàn này, ai bảo mày làm em đau!” khi con bị ngã

Lúc mới tập đi, tập chạy, trẻ bị vấp ngã hay va đập vào chỗ này, chỗ kia là điều hết sức bình thường. Với những trẻ nghịch một chút, một ngày không biết sẽ ngã bao nhiêu lần.

Thế nhưng nhiều bố mẹ thường có phản ứng “đánh chừa cái bàn vì đã làm con đau”, “đánh chừa cái ghế, ai bảo mày làm em ngã”… mỗi khi trẻ bị va vào chỗ nào đó.

Vô hình chung, việc làm nà sẽ khiến trẻ nhận thức rằng mình ngã không phải do lỗi của mình mà là do lỗi của bàn, ghế! Những đứa trẻ như thế liệu sau này có thể tự phản tỉnh bản thân hay chỉ biết đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh xung quanh dù chính bản thân mình mới là người phạm sai lầm?

 

2. Cho rằng trẻ con thì đã biết gì

Rất nhiều người lớn thường nói rằng: Ôi, trẻ con đã biết gì và tha lỗi cho trẻ khi trẻ mắc sai phạm. Thực ra trẻ nhỏ vốn rất thông minh, lâu dần, khi bạn muốn con làm gì cho mình, nói không chừng chúng sẽ nói rằng “ai nói con vẫn nhỏ…”

Đến lúc đó, bố mẹ có hối hận cũng đã muộn. Với trẻ nhỏ, cần giải thích, làm rõ mọi quan niệm về đúng, sai ngay từ tấm bé, trẻ sẽ hiểu từ ít tới nhiều và sẽ tự phân biệt được việc gì nên làm, việc gì không nên làm.

3. Kìm hãm trẻ học cách tự lập

Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng làm hộ việc cho con vì cho rằng, mình làm cố một tí là xong, để con làm lề mề mất thời gian… Đó là một quan niệm sai lầm, kìm hãm sự tự lập ở trẻ.

Để trẻ học cách tự lập nghĩa là để trẻ tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm. Ở nhà, bố mẹ hãy để trẻ tự làm những việc liên quan đến sinh hoạt của bản thân như dọn phòng của mình, sắp xếp đồ chơi, tự làm vệ sinh cá nhân, tắm rửa…

Trong học tập, hãy để trẻ tự suy nghĩ, hoàn thành bài vở, không nên can thiệp hay giúp đỡ trẻ quá nhiều.

 

4. Sợ con khổ

Trẻ lên 3, bố mẹ đã có thể nhờ trẻ xách đồ hộ khi đi mua sắm hoặc phải xách nhiều đồ. Khi trẻ lên 5,6, hãy yêu cầu trẻ lau bàn ghế và nói với con cách tiết kiệm điện và dạy con dọn dẹp phòng của mình.

Ngày nghỉ, bố mẹ hãy dạy con cùng cọ rửa nhà vệ sinh, để con biết thế nào là bẩn và sạch. Cũng đừng sợ con khổ mà không cho con tập làm những việc nặng hơn, để con biết rằng bố mẹ cũng cần con giúp đỡ, hỗ trợ.

Khi trẻ lên trung học, hãy định hướng để trẻ quản lý thật tốt tiền tiêu vặt, tiền chỉ có vậy, phải biết chi tiêu hợp lý mới đủ dùng cả tháng. 

Bố mẹ cũng nên cổ vũ, động viên con tham gia vào các hoạt động tình nguyện công ích, để con hiểu niềm vui từ sự cống hiến, bồi dưỡng cho con các kỹ năng sống để trẻ có khả năng thích nghi và làm mọi việc.

5. Nhượng bộ khiến con không học được tính kiên trì

Để con chịu khổ là việc bố mẹ nên áp dụng vào cuộc sống thường nhật, không nên nhượng bộ con cái mà hãy rèn con từng chút một, đó là điều cần thiết.

 

Ví dụ, trời đông lạnh trẻ không muốn ra khỏi giường, trẻ gặp khó khăn khi hoàn thành một sản phẩm thủ công hay trẻ chơi nhảy dây nhảy đến mức thấm mệt… những lúc đó, trẻ cần người lớn đốc thúc, hướng dẫn và cổ vũ.

Yêu cầu trẻ kiên trì hoàn thành việc mình đang làm, kiên trì đấu tranh với khó khăn là việc bố mẹ cần phải thực hiện chứ không nên nghĩ rằng thế nào cũng được, qua loa đại khái cho xong.

Nguyễn Nhung – TTT

Link

Exit mobile version