Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

6 kỹ năng cứu người nhất định bạn phải biết, số 4 hầu như ai cũng gặp phải trong đời

Không ai có thể lường trước được sẽ có tình huống nguy hiểm gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai, vậy nên bỏ túi cho mình những kỹ năng dưới đây là điều cần thiết.

Cuộc sống không thể đoán trước được điều gì, có nhiều tình huống bất ngờ xảy mà nếu không được trang bị từ trước, chúng ta rất khó có thể giải quyết kịp thời, thậm chí còn dẫn đến những nguy hiểm cực kì nghiêm trọng.

Dưới đây là 6 kĩ năng cơ bản tương ứng với 6 tình huống mọi người thường gặp phải. Hãy tìm hiểu và vận dụng các kĩ năng này không chỉ bảo vệ bản thân mà còn cả những người xung quanh, bạn nhé!

1. Bong gân

Bong gân là trường hợp rất phổ biến hầu như ai cũng mắc phải một lần trong đời. Thông thường khi bị bong gân, bạn thường xoa dầu vào chỗ đau hay sử dụng các loại cao nóng, các loại thuốc gây nhiệt. Tuy nhiên đây là một điều cấm kị bởi chúng sẽ làm tăng nhanh tình trạng sưng tấy và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cách sơ cứu tốt nhất là dùng đá lạnh chườm lên chỗ bị thương trong khoảng thời gian lâu hơn 15 phút để giảm sưng tấy và viêm nhiễm. Sau đó nhanh chóng buộc garo lại và hạn chế vận động mạnh.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Cách sơ cứu tốt nhất để chữa bong gân là dùng đá lạnh chườm lên chỗ bị thương trong khoảng thời gian lâu hơn 15 phút.

loading…

2. Axit, hóa chất rơi vào mắt

Với nhiều trường hợp như bị chất lỏng là hóa chất độc, axit… dính vào mắt thì bạn cần hết sức lưu ý và phải xử lý ngay bởi đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Điều trước tiên bạn phải làm là mau chóng rửa mắt dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 10-15 phút để loại bỏ các hóa chất. Nghiêm cấm dụi hoặc chùi mắt mạnh, giữ trạng thái để mở và thật nhanh tới chỗ bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Nghiêm cấm dụi hoặc chùi mắt mạnh nếu axit hoặc hóa chất không may rơi vào.

3. Cấp cứu co giật

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh, diễn ra đột ngột, không thể kiểm soát. Khi gặp tình huống này cần nhanh chóng cho nạn nhân ngậm 1 miếng vải mềm để họ không tự cắn phải lưỡi mình. Tránh sử dụng vật cứng bởi chúng dễ có thể làm bệnh nhân bị gãy xương quai hàm. Tiếp theo phải đưa họ đến nơi rộng rãi, thoáng mát và đặt chiếc gối hoặc vật mềm dưới đầu họ trước khi gọi xe cứu thương.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Khi gặp tình huống co giật cần nhanh chóng cho nạn nhân ngậm 1 miếng vải mềm để họ không tự cắn phải lưỡi mình.

4. Bị hóc – nghẹn

Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nó có thể dẫn đến hiện tượng bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái, thậm chí có thể gây tử vong. Với trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên cho tay vào cổ họng để móc vật thể, tránh đẩy vật thể vào sâu hơn. Tốt nhất bạn nên đứng sau nạn nhân, gập người, dùng 2 tay ép bụng rồi sốc khoảng trên 5 lần. Làm điều này liên tục sẽ ép được vật thể bị hóc ra. Nếu không hiệu quả trong nhiều lần và tình hình phức tạp hơn thì hãy mau chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Bạn tuyệt đối không nên cho tay vào cổ họng để móc vật thể.

5. Cấp cứu người đuối nước

Nếu bạn không có khả năng bơi lội tốt, hãy nhớ rằng bơi ra cứu mới là biện pháp cuối cùng. Hãy thử bằng cách dùng bất cứ vật gì dài ra để với tới chỗ người đang cần cứu giúp như cây, gậy, dây dài… Hay bạn có thể bám và với tay ra chỗ người bị nạn nếu bạn ở gần bờ, tại đó có thuyền hoặc phao nữa thì là điều rất tốt.

Trong trường hợp bơi là cách cuối cùng, hãy luôn mang theo thứ mà cả 2 có thể cùng nổi và nhớ rằng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Nếu cần thiết hơn có thể đánh mạnh để nạn nhân bất tỉnh rồi đưa vào. Những điều trên là hết sức cần thiết vì khi bị đuối nước, người bị nạn dễ rơi trạng thái hoảng loạn cực độ. Không làm đúng cách thì cả 2 có thể sẽ cùng gặp nguy hiểm bởi người gặp nạn có xu hướng gây nguy hiểm cho chính người đang cứu họ.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Hãy nhớ rằng tiếp cận người bị nạn từ phía sau.

6. Sơ cứu khi bị rắn cắn

Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được vết cắn do rắn độc hay rắn bình thường gây ra để có biện pháp xử lí kịp thời. Đối với rắn bình thường không có nọc độc, vết cắn sẽ có hình vòng cung bởi những loài này cắn bằng răng hàm và không có răng độc. Ngoài ra thì dấu răng của chúng sẽ đều nhau, thi thoảng còn để lại răng trên vết cắn.

Còn với rắn độc, do có hai tuyến nọc và hai răng độc nên khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn, đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Phân biệt vết cắn giữa rắn bình thường và rắn độc.

Khi gặp nạn nhân rơi vào tình huống này, bạn nên:

– Động viện bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng, không để bệnh nhân tự đi lại nếu vết cắn ở chân (vì vận động vùng bị cắn làm nọc độc vào cơ thể nhanh hơn).

– Cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.

– Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim.

– Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động (xin xem ở dưới đây).

– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn.

– Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

– Nếu bệnh nhân khó thở: hô hấp nhân tạo với điều kiện có tại chỗ (thổi ngạt, bóp bóng Ambu,…).

Chú ý: + Không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc. + Không đợi ở nhà và chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện. + Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch. + Không làm các biện pháp khác, như: chườm đá, gây điện giật,… + Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn + Dùng băng rộng khoảng 5-10 cm, dài vài mét, có thể băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo.

6 kỹ năng, cứu người, kỹ năng sống, bong gân, rắn cắn, bỏng

Tổng hợp

Exit mobile version