Bệnh huyết khối, máu vón cục hay máu đông có thể gây ra những cái chết bất ngờ. Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn 4 dấu hiệu quan trọng nhất để can thiệp kịp thời, tránh đột tử.
Huyết khối, hay còn gọi là cục máu đông, máu vón cục trong huyết quản, làm tắc mạch máu, là một bệnh mãn tính phổ biến đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng, là thủ phạm gây đột quỵ, đột tử. Đặc biệt ở người cao tuổi, cần phải chú ý ngăn ngừa hiện tượng huyết khối bất cứ lúc nào.
Bài viết này của bác sĩ Lý Hân, Bác sĩ chính, Phó Khoa nội thần kinh, Bệnh viện số 2, Đại học Trịnh Châu, Trung Quốc.
4 hiện tượng sau đây có thể là dấu hiệu báo sớm của bệnh huyết khối, trong trường hợp bạn tự phát hiện ra, hãy nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
1. Thường xuyên chảy nước dãi (nước miếng, nước bọt) khi ngủ
Nhiều người không coi chuyện bị chảy nước bọt khi ngủ là điều gì nghiêm trọng, thậm chí nghĩ đó là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi thường mệt mỏi khi ngủ và bị rớt dãi hoặc rớt dãi theo một hướng nhất định, thì nên cảnh giác.
Bệnh huyết khối có thể gây ra hiện tượng một số cơ bắp trong cổ họng trở nên vô hiệu hóa, chúng không hoạt động. Trong thời gian ngủ, cơ thể mất kiểm soát các hoạt động của cơ và vì thế nước bọt tự nhiên chảy ra (thay vì nuốt vào).
(Ảnh minh họa)
2. Ngất xỉu bất ngờ
Đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến ở bệnh nhân có mắc huyết khối. Bệnh thường xảy ra vào buổi sáng và có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Tình trạng này nên xem xét khả năng bạn đã bị huyết khối, đặc biệt là người cao tuổi bị ngất xỉu nhiều lần trong ngày và nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.
(Ảnh minh họa)
3. Tê bì tay chân
Nhiều bệnh nhân bị huyết khối sẽ cảm thấy bị tê cứng chân tay ở mức độ khác nhau, nhưng thường nhầm tưởng rằng do bản thân ngồi quá lâu trong một tư thế hoặc nằm ngủ bị đè lên các vùng mạch máu tay và chân.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi bạn bị tê bì tay chân có thể có nghĩa là bạn đã mắc chứng huyết khối, những cục máu đông đã làm tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho dây thần kinh, từ đó dẫn đến chức năng thần kinh suy yếu, gây ra hiện tượng tê bì tay chân.
(Ảnh minh họa)
4. Đau thắt ngực
-
Chuyên gia tim mạch nổi tiếng: 7 lời khuyên quan trọng để tránh bệnh tim mạch ‘tấn công’
-
Giáo sư tim mạch nổi tiếng: Khi có dấu hiệu này, hãy coi chừng bạn đã mắc bệnh mỡ máu cao!
-
Bài thuốc “kỳ diệu” hết tắc nghẽn mạch máu, ngừa bệnh tim mạch nên có trong mọi gia đình
Bệnh nhân nằm trên giường vì chấn thương hoặc sau phẫu thuật… thường có hiện tượng bị đau ngực hoặc tức ngực trong thời gian hồi phục.
Nhiều người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này vì họ yếu về thể chất và tinh thần, không vận động thường xuyên, thường xuyên nằm ở trên giường sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng đau tức ngực.
Những người nằm trên giường trong một khoảng thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ làm máu rơi vào trạng thái kết dính, đông đặc, từ đó dễ dàng hình thành cục huyết khối, có thể rơi ra bất cứ lúc nào và sau đó theo dòng máu chảy vào trong phổi.
Đau thắt ngực và đau vùng ngực chính là dấu hiệu gợi ý rằng có thể có các cục huyết khối bị mắc kẹt trong phổi và cần phải được xử lý càng sớm càng tốt, nếu không kịp thời giải quyết có thể có nguy cơ tử vong.
(Ảnh minh họa)
*Theo Health/People/Tri thức trẻ