Quá trình phát triển của con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh là tạo ra môi trường tốt nhất để các bé có thể thoải mái phát triển về mọi mặt từ nhận thức đến tính cách.
Trong quá trình nuôi dạy, bố mẹ sẽ thường xuyên bắt gặp những hành vi kỳ lạ ở trẻ khiến họ cảm thấy lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Thế nhưng, không phải biểu hiện lạ nào cũng xấu và nên bị ngăn cấm bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy sự thông minh vượt trội ở trẻ.
Nếu con bạn có 1 trong 3 thói quen dưới đây, thì hãy yên tâm rằng não bộ của chúng đang phát triển rất tốt, bố mẹ chỉ cần quan sát, giúp đỡ khi cần thiết chứ không nên can thiệp quá nhiều.
Mút tay
Bắt đầu từ 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hình thành thói quen mút tay .
Hành động này khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì mất vệ sinh vì có thể gây bệnh cho con nhưng theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia y tế, đây lại là dấu hiệu cho thấy não bộ của đứa trẻ này đang rất phát triển. Trong số các giác quan của con người, miệng và lưỡi phát triển sớm nhất.
Vậy nên từ những năm tháng đầu đời, bé chỉ có thể khám phá thế giới xung quanh bằng chiếc miệng của mình. Từ đó, bé học được cách điều khiển và kiểm soát hoạt động của đôi tay, rất có ích cho sự phát triển về mặt nhận thức của trẻ nhỏ.
Vì những lý do trên, bố mẹ không nên quá lo lắng về việc con thường xuyên mút tay hoặc cho bất kỳ món đồ trong tầm với, tầm mắt vào miệng. Thay vào đó, phụ huynh cần đảm bảo vệ sinh tay và đồ chơi để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của con.
Tò mò về mọi thứ
Tò mò là bản chất của con người. Trẻ con từ giai đoạn đầu đời đã muốn khám phá tất cả mọi thứ về thế giới xung quanh và một trong những biểu hiện của việc này chính là những câu hỏi chúng đặt ra cho bố mẹ.
Đôi lúc con hỏi quá nhiều khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và bực dọc nhưng hãy luôn nhớ rằng bố mẹ luôn là những người hướng dẫn đầu đời. Vậy nên khi trẻ tò mò muốn biết, bố mẹ hãy kiên nhẫn trả lời, giải thích cho chúng hiểu.
Đừng vì cảm thấy phiền phức hay một phút mất kiểm soát mà giết chết sự tò mò, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như tính cách của trẻ.
Nói chuyện một mình
Trẻ con không phải lúc nào cũng cần có người lớn cùng chơi bên cạnh. Không ít đứa trẻ chơi 1 mình vẫn vui. Khi đó, các em sẽ có biểu hiện nói chuyện một mình, tự đóng vai nhiều nhân vật rồi thay phiên trò chuyện với nhau.
Việc này sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, trẻ sẽ đặt vấn đề rồi tự mình nghĩ ra cách giải quyết, từ đó cải thiện suy nghĩ, lối tư duy và khả năng ứng biến trong mọi tình huống xảy ra ngoài đời thực.
Lúc này, bố mẹ không nên can thiệp vào thế giới tưởng tượng của con, cho trẻ có được sự thoải mái cũng như không gian để tự phát triển. Nếu để ý quan sát kỹ, phụ huynh có thể biết được những nhu cầu, mong muốn của con, từ đó thay đổi phương pháp nuôi dạy trở nên phù hợp hơn với đứa trẻ của mình.
Imacho – Helino