Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến ở cộng đồng trung niên và người cao tuổi. Triệu chứng này sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, sung huyết, tai biến mạch máu não và có thể cướp đi mạng sống của người bệnh.
Thông thường, chỉ số cao huyết áp thường gặp ở nam giới trước 60 tuổi và phụ nữ phổ biến hơn sau 60 tuổi. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa nhưng căn bệnh này khiến sức khỏe của bạn đứng trước các tình huống nguy hiểm.
Khi bị cao huyết áp, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê thuốc uống kết hợp với thay đổi chế độ ăn giảm muối, caffein và thực hiện các bài tập thể dục vừa phải.
Cao huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tin vui cho ai bị cao huyết áp
May mắn thay, một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học McMaster ở Otario Canada đưa ra bằng chứng rằng, những bị cao huyết áp có thể cải thiện tình trạng của mình chỉ với bài tập đơn giản dưới đây.
Cuộc nghiên cứu đã yêu cầu người mắc chứng cao huyết áp thực hiện bài tập nắm tay chỉ mất 4 phút một lần.
Các nhóm tham gia được yêu cầu làm 4 lần, mỗi lần thực hiện trong các thời điểm khác nhau trong ngày.
Kết quả cho thấy rằng huyết áp tâm thu giảm đáng kể. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện, áp dụng ở bất kỳ đâu ở bất kỳ trường hợp nào.
Thực hiện bài tập
Bước 1: Thả lỏng toàn bộ cơ thể, tay phải xòe tự nhiên để trên bàn hoặc buông thỏng.
Bước 2: Nắm chặt tay lại, giữ trong vòng 5 giây rồi thả ra, nếu được, bạn có thể nắm trong tay 1 trái banh da nhỏ.
Bước 3: Thực hiện lặp lại nhiều lần như trên trong 2 phút, sau đó, nghỉ ngơi 2 phút.
Bài tập nắm tay 16 phút giúp hạ cao huyết áp
Bước 4: Tương tự, đổi sang tay trái và thực hiện như trên trong vòng 2 phút, nghỉ 2 phút.
Bước 5: Tiếp tục đổi bên thực hiện mỗi tay thêm 1 lần. Như vậy, tổng cộng bạn sẽ mất 16 phút cho bài tập này, mỗi tay 8 phút tương đương 2 lần tập.
Ngoài ra, các chuyên gia Đông y lưu ý về lịch làm việc trong vòng 24h dành cho người bị bệnh huyết áp. Nếu thực hiện được, bệnh sẽ dần lùi xa:
Buổi sáng
1. Thức giấc
Bạn đừng vội vàng đứng dậy, hãy ngồi trên giường, vận động chân tay đầu và cổ để giúp các cơ bắp và mạch máu trở lại trạng thái bình thường sau một đêm ngủ dài, thích ứng với những thay đổi trong tư thế khi đứng dậy, tránh chóng mặt.
Sau đó từ từ ngồi dậy, nên vận động thêm phần thân trên nhiều lần rồi mới rời khỏi giường. Như vậy thì sẽ không có biến động lớn về huyết áp.
2. Vệ sinh cá nhân
Người bị cao huyết áp cần cẩn thận hơn so với người bình thường khi lựa chọn nhiệt độ của nước. Nếu quá nóng, nước lạnh có thể gây kích ứng da, khiến các mạch đột ngột thay đổi, ảnh hưởng đến huyết áp. Nếu có điều kiện, dùng nước 30-35 độ C để rửa hay súc miệng là thích hợp nhất.
3. Uống nước
Sau khi đánh răng súc miệng, bạn có thể uống ngay một cốc nước ấm, không chỉ có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, mà còn làm loãng máu, giảm độ nhớt máu, giúp tuần hoàn máu thông suốt, thúc đẩy sự trao đổi chất, điều hòa huyết áp.
4. Đại tiện
Thời điểm thích hợp nhất để đại tiểu tiện là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hãy hạn chế làm cho ruột bị kích thích hoặc cố hít thở mạnh khi đại tiện, vì có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết não. Xây dựng thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng là điều ai cũng nên làm.
5. Ăn sáng
Ăn một bữa sáng nhẹ nhàng, không quá no hay không nhịn đói. Tùy nhu cầu cá nhân của bạn, có thể chọn một ly sữa ấm hoặc sữa đậu nành, trứng, bánh mì, bánh bao hay thức ăn tinh bột, các món ăn nhẹ sẵn có và trái cây là đủ.
Buổi trưa
1. Ăn trưa
Đối với người có bệnh huyết áp, bữa trưa nên chú ý ăn uống đầy đủ chất, có đạm và chất xơ, ít muối ít dầu mỡ.
Nên ăn theo thứ tự lần lượt là súp cháo canh, rau, thịt và tinh bột. Không nên ăn quá no.
2. Ngủ trưa
Hãy xem một giấc ngủ ngắn là điều bạn cần phải có trong lịch sinh hoạt. Ngủ trưa hoặc chợp mắt khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Giấc ngủ trưa không cần quá cầu kỳ, bạn có thể ngủ trên giường hoặc ghế hay bất kỳ chỗ nào tiện lợi. Giấc ngủ này có khả năng điều chỉnh huyết áp rất tốt.
Buổi tối
1. Bữa tối
Người có bệnh huyết áp thì nên ăn tối ít, chọn ăn những món dễ tiêu hóa. Không nên vì sợ phải thức dậy đi tiểu tiện mà bỏ món cháo hay súp ra khỏi thực đơn. Loại thức ăn lỏng này có tác dụng rất tốt cho người bệnh huyết áp.
Nên uống nước trước khi ngủ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước, tạo điều kiện cho bệnh nhớt máu hình thành, gây ra tình trạng máu vón cục, nguy hiểm tính mạng.
2. Giải trí
Người bệnh dễ bị mất ngủ, vì vậy đừng xem TV trước khi đi ngủ quá 1-2 tiếng. Nên ngồi gọn gàng thoải mái và thư giãn trước giờ đi ngủ, đừng để bản thân quá mệt mỏi.
3. Ngâm chân
Người có bệnh huyết áp nên ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ, sau đó xoa bóp bàn chân và phần chi dưới để thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo điều kiện tốt để có giấc ngủ tự nhiên. Hạn chế uống thuốc ngủ để tạo thói quen “tự ngủ” lành mạnh.
4. Ngủ
Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc để cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sự tự tin, khả năng làm việc độc lập; thúc đẩy sự bài tiết hormone tăng trưởng, nâng cao hiệu quả công việc; giữ cho làn da mịn màng, hồng hào và đàn hồi tốt.
Một giấc ngủ tốt là nền tảng chính cho việc ổn định huyết áp
Hy vọng bài tập và lời khuyên này sẽ hiệu quả với bất kỳ đang mang trong mình căn bệnh cao huyết áp, vì sức khỏe, hãy thực hiện ngay hôm nay nhé.
Theo Infonet/soha