Thứ Sáu, Tháng Tư 19
Shadow

Cách nấu bia thủ công tại nhà đơn giản

Nấu bia craft có gì khác biệt so với các cách nấu bia khác không? Bia craft  (bia thủ công) được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây và nhanh chóng được đón nhận tại thị trường có sức tiêu thụ đồ uống có cồn đứng thứ 16 trên thế giới. Thành công của bia craft chính là ở hương vị thơm ngon đặc trưng để làm nên dòng bia chất lượng. Nhiều người Việt bắt đầu hứng thú, tò mò với ngành bia thủ công và phương thức tạo ra hương vị tuyệt vời này. Vậy cách nấu bia thủ công như thế nào? Các nguyên liệu nấu bia craft là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

Về nguyên liệu, phần đông tất cả các loại bia công nghiệp, bia hơi hay bia thủ công đều có nguyên liệu nấu bia chung là lúa mạch, hoa bia, nước và men bia.

 

  1. Malt

 

Malt là thành phần chính cung cấp dịch đường cho bia thủ công

 

Lúa mạch (Malt) sau khi được thu hoạch về sẽ được kích thích cho hạt ngũ cốc nảy mầm. Ban đầu hạt thường có độ ẩm 10-12% sau khi ngâm trong nước độ ẩm tăng lên khoảng 45%, khiến chúng nảy mầm, mọc rễ và phát triển. Quá trình nảy mầm được dừng lại, các hạt được sấy khô trong các lò nung hoặc nướng. Đây là thành phần chính cung cấp dịch đường, chất albumin và một số chất khác. Phụ thuộc vào mức độ quá trình sấy mà lúa mạch (malt) sẽ có các màu sắc khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến màu sắc cũng như hương vị khi nấu bia craft.

 

  1. Hoa Bia (Hops)

 

Hoa bia làm bia có hương thơm cùng vị đắng dịu đặc trưng

 

Hoa bia (tiếng Pháp Houblon, tiếng Anh Hops) là nguyên liệu cơ bản sau malt, làm bia có hương thơm cùng vị đắng dịu đặc trưng, làm tăng khả năng tạo, giữ bọt làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.

 

Có hàng chục chủng hoa Hops khác nhau. Mỗi một chủng lại có hương vị độc đáo riêng nhưng tất cả đều có điểm chung là có vị đắng. Một số chủng hoa có vị đắng rất mạnh, nhưng một số khác thì đắng dịu hơn và chủ yếu là hương thơm đặc biệt. Ngoài vị đắng đặc trưng, hoa houblon còn có hàm lượng tinh dầu lớn, có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt.

 

  1. Men Bia

 

Men bia tạo nên độ cồn và CO2 có trong bia

 

Men bia là một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi nấu bia craft có tác dụng lên men đường tạo cồn etylic (C2H5OH) và oxit cacbon (CO2). tùy vào giống men bia có thể  sản xuất ra các loại bia khác nhau, nhưng có hai giống chính là men ale (Saccharomyces cerevisiae) và men lager (Saccharomyces carlsbergensis), cùng nhiều giống men khác tùy theo loại bia nào được sản xuất.

Xem thêm  Vương Bảo Tuấn qua đời ở tuổi 44, Long Nhật đau xót: Đáng lẽ tôi phải trói anh Tuấn lại mà đưa đi viện

 

  1. Nước

 

Nước, thành phần tưởng như đơn giản nhưng lại quyết định chất lượng bia

 

Do thành phần chính của bia là nước (chiếm từ 80 – 90%) nên nguồn nước và các tính chất của nó có ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia. Bia chịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nguồn nước trong khu vực sản xuất. Sự ảnh hưởng của các loại khoáng chất hòa tan trong nước làm thay đổi tính chất cũng như hương vị bia, nhưng theo quy tắc chung thì nước cứng phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen, trong khi nước mềm phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia có màu sáng.

 

Quy trình nấu bia craft rất khéo léo giúp giữ lại được những con men bia khó tính tạo nên độ đắng và mùi thơm đặc trưng của dòng bia này. đặc biệt quá trình nấu hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, 100% tự nhiên để đảm bảo men bia nguyên vị nhất.

 

Bước 1: Xay đại mạch và nấu dịch đường

 

Trước khi bắt đầu sản xuất dịch đường đại mạch được xay ra để giúp quá trình đường hóa diễn ra thuận lợi, tạo sự trợ giúp của enzyme tốt hơn. Khi xay sao cho vỏ của lúa mạch không bị  bể vỡ hoàn toàn để dễ dàng lọc trong các công đoạn sau. Để làm được việc này nhất thiết phải chọn lựa loại máy xay chuyên biệt, loại máy xay này sẽ nghiền vỡ hạt lúa mạch theo kích thước vừa phải mà không làm vỏ bị tách rời.

 

Công đoạn nấu đại mạch (hay còn gọi là quá trình đường hóa) được thực hiện trong hệ nồi nấu, mục đích chính của tất cả các thao tác trong bồn nấu là nhằm tạo ra được dịch đường. Quá trình này với sự trợ giúp một cách tự nhiên của các enzyme dịch đường sẽ được hình thành từ sự phân hủy hòa vào dung dịch nấu. Quá trình đường hóa này được thực hiện trong nhiều dải nhiệt độ. Dòng mật (dịch đường) sau đó được lọc tách ra khỏi những phần còn lại của lúa mạch.

 

Bước 2:  Đun sôi cùng hoa bia (hops)

 

Dịch đường được nấu sôi cùng hoa bia.

 

Quá trình đường hóa kết thúc, dịch đường sẽ được nấu sôi cùng hoa bia. Hoa bia là nguyên liệu không thể thiếu giúp bia có độ đắng êm dịu, hương thơm và tính chất ổn định cho bia. Hoa bia sẽ được cân đo, bổ sung vào dịch đường ở nhiều giai đoạn.

 

Bước 3: Làm lạnh dịch đường và lên men

 

Dịch đường sau khi đun còn nóng được bơm vào bồn tiếp theo, gọi là bồn khuấy lắng. Tại bồn này các chất cặn bã còn lại từ công đoạn trước sẽ lắng đọng xuống bên dưới, tiếp theo dịch đường sẽ được bơm qua máy làm lạnh nhanh nhằm đảm bảo chất lượng, nhiệt độ của dịch đường sau khi làm lạnh sẽ từ 8 đến 10 độ C. Dịch đường sẽ được bơm sang bồn lên men và tại đây người ta thường bổ sung thêm men bia với tỷ lệ tiêu chuẩn từ 0,5 đến 1 lít men trên 100 lít dịch đường và bắt đầu quá trình lên men quan trọng nhất của bia, trong quá trình này men sẽ chuyển hóa đường thành ethanol và CO2 đồng thời một loạt chất khác xuất hiện như ester, aldehyde, cồn có nồng độ cao… Quá trình này tác động cụ thể để tạo lên vị ngon của bia, giai đoạn lên men bia được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ từ 9 đến 12 độ C và kéo dài từ 8 đến 10 ngày, quá trình lên men bia sẽ sản sinh ra nhiệt vậy nên người ta phải tiến hành giải nhiệt cho các bồn chứa,  tiếp theo người ta bơm bia non sang bồn ủ.

Xem thêm  Vệ sĩ được trả 15 triệu/tháng có nhiệm vụ đi dạo và đỡ vàng ở cổ trước khi Phúc XO bị tạm giữ

 

Bước 4: Ủ bia

 

Bia được ủ trong các tank lên men cỡ nhỏ bằng thép, trong các bồn ủ này các chất cặn và men còn dư thừa sẽ lắng đọng xuống đáy bồn và lúc này bia chứa rất nhiều khí CO2 tự nhiên. Giai đoạn này được thực hiện trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến 20 độ C, giúp quá trình lên men được hoạt động tối ưu và tạo ra những hương vị không thể nhầm lẫn cho các dòng bia craft. Thời gian lên men kéo dài trong khoảng 3-4 tuần. Lúc này bia đã đạt đến độ chín hoàn toàn và vị ngon của bia đã đạt đến mức cao nhất.Trong công đoạn cuối cùng này người ta có thể tiến hành tiếp giai đoạn lọc và hấp bia để ra thành phẩm cuối cùng. Như vậy quy trình sản xuất bia từ lúc bắt đầu nấu cho đến khi cho ra những giọt bia hảo hạng kéo dài trong khoảng 45 ngày.

 

Dây chuyền sản xuất nấu bia craft 

 

Các chuyên gia ẩm thực cho rằng quá trình ủ bia có nhiều điểm tương đồng với quá trình làm rượu vang, vậy nên việc thưởng thức loại bia thủ công này cũng sẽ trở nên đặc biệt hơn nếu bạn dành thời gian tìm hiểu và trải nghiệm. Từ những nguyên liệu chính như men bia, mạch nha,… mỗi nghệ nhân nấu bia craft lại thêm thắt những gia vị khác nhau để làm nên hương vị bia đặc trưng nhất cho thương hiệu của mình.

 

Không phải là Thật sự không có một giới hạn nào về nguyên liệu để tạo nên điểm nhấn riêng cho bia thủ công, tất cả đều phụ thuộc vào trí tưởng tượng của người thợ nấu bia craft. Bia thủ công là sự kết hợp khéo léo từ nguyên liệu truyền thống và sự sáng tạo trong quá trình ủ bia, lên men rồi kết hợp với những nguyên liệu đặc trưng theo từng vùng miền, từng khẩu vị đã tạo nên sự khác biệt. Để nấu bia thủ công không khó nhưng làm thế nào để cho ra đời được mẻ bia thơm ngon đúng điệu bạn phải là người thợ nấu bia tài năng.

ST