Thứ Sáu, Tháng Tư 19
Shadow

Cạo gió, đánh cảm – phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y: Khi nào nên dùng, người nào nên tránh?

Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm,… đánh cảm, cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời.

Mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Đánh cảm – cạo gió có phải là một trong các phương pháp điều trị của đông y?

Đánh cảm, cạo gió nằm trong phương pháp điều trị cổ xưa gọi là “biếm pháp”, là một trong 6 phương pháp điều trị của đông y, đó là: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh.

Xem thêm  Nghịch ngợm quá mức nên bị ghét, bé trai sợ tái mặt khi bị nói: "Mẹ cháu chết rồi"

Trong đó “biếm pháp” là phương pháp thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được phân chia thành các phương pháp đó là: cạo gió, đánh cảm, bầu giác, và chích lể.

Tác dụng về mặt y học của phương pháp đánh cảm – cạo gió

Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cường khả năng bài tiết chất thải qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…

Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.

Cân bằng âm dương cho cơ thể.

Khi nào thì nên đánh cảm – cạo gió

Khi có các triệu chứng đau cục bộ như đau lưng, đau vai gáy… hoặc các triệu chứng cơ năng như: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, sốt…

Khi bị cảm lạnh: Hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu… Sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng.

Khi bị cảm nắng, cảm nóng: Sốt, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô khát, ra mồ hôi, ho có đờm… Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, khám thấy họng đỏ…

Những cách đánh cảm- cạo gió

– Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc;

– Cạo gió bằng đồng bạc, thìa bạc, dụng cụ bằng sừng trâu… kết hợp với các loại dầu;

– Đánh cảm bằng gừng;

– Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu, cúc tần…

Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió 

1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.

Xem thêm  Trưởng phòng GD&ĐT huyện: Học sinh chui túi nilon vượt suối tới trường là tương đối an toàn

2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.

– Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm lạnh, nóng, nắng, gió… để tìm cách đánh tương ứng.

– Đánh cảm từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay…

– Không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên).

– Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng).

– Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ.

– Duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.

– Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng.

– Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.

Chú ý trong và sau khi đánh cảm – cạo gió 

– Khi đánh cảm cạo gió phải chọn nơi kín gió.

– Để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.

– Sát trùng dụng cụ cạo gió.

– Sau khi đánh cảm cạo gió, tránh ra gió, mặc đồ kín, ấm hoặc có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi.

– Sau khi đánh cảm cạo gió tốt nhất nên uống một ly nước ấm và nghỉ ngơi khoảng 15- 20 phút.

– Trong vòng 30 phút sau khi đánh cảm cạo gió không nên tắm hoặc rửa bằng nước lạnh.

Những trường hợp không được đánh cảm cạo gió

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.

– Phụ nữ mang thai.

– Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp…

– Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu…

– Suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề…

Theo Giadinh.net.vn