Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Chết trong uất ức vì 1 lá thư của Khổng Minh và sự thật khó tin về con nuôi của Tào Tháo

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, người con nuôi này của Tào Tháo không ít lần bị Gia Cát Lượng làm khó, thậm chí còn chết trong uất ức vì một lá thư từ Khổng Minh,

Tào Chân là một trong những dũng tướng nổi tiếng của tập đoàn chính trị Tào Ngụy thời Tam Quốc. (Ảnh: Nguồn Internet).

Thế nhưng nhân vật này ngoài đời thực lại khác xa so với những miêu tả trong tiểu thuyết.

Vào thời loạn thế, không ít các vị quân chủ, danh sĩ đều thích thu nhận con nuôi. Vào giai đoạn thiên hạ đại loạn, chư hầu tranh bá như thời Tam Quốc, không ít các vị quân chủ của những thế lực chư hầu đều có con nuôi của mình.

Mặc dù mục đích của việc thu nạp con nuôi của mỗi người không giống nhau, nhưng phần đông những nghĩa tử này đều có năng lực vượt trội, tài năng xuất chúng.

Một trong số những nhân vật mang thân phận con nuôi nổi tiếng trong giai đoạn này chính là Tào Chân – nghĩa tử của Tào Tháo.

Lai lịch đặc biệt của người con nuôi tài năng được Tào Tháo thu nhận

Sinh thời, Tào Tháo từng thu nạp không ít con nuôi và Tào Chân cũng là một trong số đó. Tào Chân (? – 231), tự Tử Đan, là một vị tướng phụng sự cho tập đoàn chính trị Tào Ngụy và là cha của Tào Sảng – một đại thần thời Ngụy Phế Đế.

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, hình tượng nhân vật này được khắc họa có phần khác với thực tế. Trong đó, khi tham gia chiến dịch Bắc Phạt, Tào Chân thường bị những kế sách xuất thần của Gia Cát Lượng làm khó, từ đó quân Ngụy bị đẩy vào thế hạ phong.

Thậm chí, cuốn tiểu thuyết này còn xây dựng cho Tào Chân một cái kết không mấy tốt đẹp: Ông chết uất vì lá thư của Khổng Minh gửi tới nhục mạ.

Tuy nhiên trong lịch sử, Tào Chân thực tế là một võ tướng tài năng xuất chúng.

Vì cha ruột từng hi sinh trong một lần cứu Tào Tháo nên Tào Chân được vị quân chủ này
nhận làm con nuôi và rất mực trọng dụng. (Ảnh minh họa). 

Năm xưa, Tào Tháo từng có một sở thích kỳ lạ: Đó chính là cướp vợ người khác. Trong số những mỹ nhân được ông thu nạp vào hậu cung, có không ít người đã lập gia đình và có con cái.

Dù vậy, Tào Tháo vẫn không ngần ngại mà thu nhận cả con riêng của họ, thậm chí còn coi như con ruột để nuôi dưỡng.

Thế nhưng xuất thân của người con nuôi Tào Chân lại khác với những tiền lệ như trên. Theo “Tam Quốc chí”, cha ruột của ông tên là Tào Thiệu, một thuộc hạ trung thành từng được Tào Tháo xem như thân tín.

Khi Tào Tháo vừa mới khởi binh, Tào Thiệu đã gia nhập và đi theo phò tá, vì vậy ông cũng được coi là một trong những khai quốc công thần của nhà Ngụy.

Thực tế, ngoại trừ lòng trung thành, tài năng của Tào Thiệu không quá nổi bật. Thế nhưng mấu chốt nằm ở chỗ, dáng dấp của ông lại vô cùng giống với ngoại hình của Tào Tháo.

Chính vì vậy, Tào Tháo đã đào tạo nhân vật này trở thành một thế thân hoàn hảo cho mình. Mỗi khi bí mật ra ngoài hành động, ông vẫn thường đem theo Tào Thiệu để có cơ hội thoát thân vào những lúc nguy hiểm.

Vào thời điểm Tào Tháo chinh phạt Viên Thuật, Tào Thiện đã có cơ hội để hoàn thành tốt sứ mệnh thế thân của mình.

Trong một lần đi trinh sát bí mật, Tào Tháo từng bị rơi vào tình thế bị đuổi giết bởi các tướng lĩnh dưới quyền Viên Thuật. Bấy giờ, ông không mang theo nhiều binh mã, nhưng may mắn lại có Tào Thiệu bên người.

Trong lúc nguy cấp, Tào Thiệu đã giả dạng thành Tào Tháo và phải chịu kết cục chặt đầu. Cái chết của ông đã cứu vị quân chủ họ Tào một mạng.

Thiết nghĩ, nếu lúc bấy giờ Tào Thiệu không ở cạnh Tào Tháo, lịch sử Tam Quốc rất có thể sẽ được viết lại theo một cách khác…

Vì cha ruột từng hi sinh trong một lần cứu Tào Tháo nên Tào Chân được vị quân chủ này nhận làm con nuôi và rất mực trọng dụng. (Ảnh minh họa).

Vì ghi nhớ công ơn của Tào Thiệu, Tào Tháo đã thu nhận con trai của ông làm con nuôi. Người đó chính là Tào Chân.

Mặc dù không có máu mủ với gia tộc họ Tào, nhưng Tào Chân vẫn được các vị quân chủ nhà Ngụy vô cùng tin tưởng. (Tranh minh họa).

Mặc dù Tào Chân chỉ là nghĩa tử, nhưng Tào Tháo vẫn cho ông được chung sống cùng con đẻ và đối đãi như ruột thịt. Cũng nhờ vậy mà Tào Chân có được một tuổi thơ có thể coi là trọn vẹn.

Chân dung vị võ tướng tài ba của tập đoàn Tào Ngụy: Khác xa so với tiểu thuyết!

Khi bắt đầu trưởng thành, Tào Chân đã nhiều lần theo Tào Tháo đi săn. Cũng trong những cuộc săn bắn ấy, tài năng võ thuật xuất chúng của nhân vật này dần được bộc lộ.

Có giai thoại truyền lại rằng, trong một lần săn thú, Tào Chân bất ngờ bị cọp tấn công. Trong tình thế nguy cấp, ông đã hạ gục con thú dữ chỉ bằng một mũi tên.

Tận mắt chứng kiến tài năng hơn người của con nuôi, Tào Tháo âm thầm tán thưởng trong lòng. Cũng nhờ lần ấy, Tào Chân sau này được bổ nhiệm làm thống lĩnh của đội Hổ Báo kỵ – đội quân tập hợp toàn những tinh binh khét tiếng dưới trướng Tào Tháo.

Vừa có thực tài lại vừa được cha nuôi trọng dụng, những thành tựu quân sự của Tào Chân được đánh giá là vô cùng to lớn. Trong suốt nhiều năm chinh chiến, ông đã được thăng chức lên làm Trấn Tây tướng quân.

Tài năng vượt trội của ông có thể so sánh với số ít những đại tướng nổi danh thời bấy giờ. Mỗi khi đương đầu với địch trên chiến trường, có rất ít đối thủ có thể làm khó vị tướng họ Tào này.

Trong chiến dịch đại phá và bình định Khương Hồ, chiến công của Tào Chân càng thêm lừng lẫy. Sau khi đại thắng trở về, ông được Tào Phi bổ nhiệm làm Trung Quân Đại tướng quân.

Từ đó có thể thấy, thái độ của Tào Phi đối với người anh em không cùng dòng máu này còn tốt hơn nhiều so với những huynh đệ ruột thịt khác.

Mặc dù không có máu mủ với gia tộc họ Tào, nhưng Tào Chân vẫn được các vị quân chủ nhà Ngụy vô cùng tin tưởng. (Tranh minh họa).

Trước lúc qua đời, Ngụy Văn Đế Tào Phi đã để lại di chiếu lệnh cho Tào Chân được quyền phụ chính. Lời phó thác này cũng đã chứng minh sự tín nhiệm gần như tuyệt đối mà vị Hoàng đế ấy dành cho người con nuôi của cha mình.

Sau khi Tân đế lên ngôi, Tào Chân một lần nữa được phong làm Đại tướng quân, tước Thiệu Lăng hầu

Trong các trận chiến ở Cơ Cốc và Nhai Đình, dưới sự chỉ huy của vị tướng họ Tào này, quân Ngụy từng đánh bại Triệu Vân và Gia Cát Lượng, không lâu sau đó thu về được 3 quận.

Thông qua những minh chứng lịch sử này, có thể thấy rõ Tào Chân không hề yếu đuối như hình tượng trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Nếu so sánh với một người cũng mang thân phận con nuôi như Lữ Bố, Tào Chân luận về tài năng chưa chắc đã thua kém, nhưng lòng trung thành của ông chắc chắn vượt xa Lữ Phụng Tiên.

Theo Trí thức trẻ

Link 

 

 

 

 

Exit mobile version