Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Chị em đi khám ung thư ngay nếu có những dấu hiệu này

Ảnh minh hoạ: Internet

Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi từ 15 – 44, tỷ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung cao thứ 5 so với các loại ung thư khác.

Theo ghi nhận ung thư năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Trung bình, mỗi ngày có 7 phụ nữ trên cả nước tử vong vì căn bệnh này.

Theo các chuyên gia HPV (Human Papilloma virus) là loại virus gây u nhú lây nhiễm qua đường tình dục, và thường ảnh hưởng đến sức khỏe của 4 trong 5 phụ nữ ở một số giai đoạn trong cuộc đời. Hầu hết các chủng HPV đều không có triệu chứng, vô hại và được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua hệ miễn dịch tự nhiên của mỗi người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ sẽ không có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bằng cách phát hiện sớm hơn nguy cơ ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ hoặc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tiến triển.

Các chuyên gia cũng cho biết có hơn 100 chủng HPV, trong đó, chủng 16 và 18 là nguyên nhân dẫn đến 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào trong độ tuổi từ 20-45, đây là giai đoạn quan trọng khi phụ nữ bước vào giai đoạn làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình và con cái. Ung thư cổ tử cung gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc về thể chất và tinh thần không chỉ cho người bệnh mà còn với gia đình, xã hội.

Phát hiện sớm hơn nguy cơ ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ hoặc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tiến triển. Ảnh minh hoạ: Internet

Thông thường, người nhiễm HPV không có triệu chứng rõ rệt. Thường mất 10 – 15 năm để phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung. Một số thống kê cho thấy hơn một nửa số người bệnh đã không được tầm soát ung thư cổ tử cung trong 5 năm trước đó, dẫn đến nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện mắc ung thư cổ tử cung khi bệnh tiến triển. Do đó, mỗi người cần chủ động tầm soát nguy cơ lây nhiễm bằng cách xét nghiệm định kỳ.

Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có thể có những biểu hiện như:

– Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng

– Tiết dịch âm đạo nhiều: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc

– Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân

– Chuột rút: bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt

– Bất thường trong tiểu tiện: cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện…

– Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm…

>>Cô gái trẻ qua đời sau 5 ngày phát hiện ung thư, lời cảnh báo của chuyên gia

Theo 24h

Link

Exit mobile version