Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Chỉ vài lần ăn bánh quy và xúc xích, người đàn ông phải cắt cụt chân vì biến chứng của bệnh này

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh khi đang mắc bệnh tiểu đường đã làm người đàn ông này bị hoại tử và phải cắt cụt một bên chân của mình.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây biến chứng làm người đàn ông phải cắt cụt chân

Một người đàn ông 50 tuổi bị mất chân vì bệnh tiểu đường đang cảnh báo những người mắc chứng bệnh tương tự mình để có sức khỏe tốt hơn. Ông Colin Rattray (đến từ Dundee) bị cắt cụt chân phải dưới đầu gối trong tháng này sau nhiều năm bỏ qua lời khuyên của các bác sĩ, chuyên sống bằng những loại đồ ăn nhanh và đồ uống có đường.

Bệnh tiểu đường
Ông Colin Rattray bị hoại tử phải cắt cụt chân.

Ông Rattray là một trong số hàng ngàn người ở Anh bị mất chân tay vì bệnh tiểu đường tuýp 2 mỗi năm vì lượng đường trong máu cao gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Ông đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo trong nhiều năm trước khi bị mất hai ngón chân và mất cảm giác ở chân, thậm chí đi bộ trên xương gãy mà không biết.

Chia sẻ với The Sun, người đàn ông này cho biết: “Bạn có thể bị mất tay chân hoặc tệ hơn nữa là cả tính mạng khi mắc phải căn bệnh này. Và lỗi là do bạn chứ không thể đổ lỗi cho bất cứ vị bác sĩ, chuyên gia nào”.

Ông Rattray hiện đã đưa ra gợi ý, đang ăn uống lành mạnh hơn và cho biết ông quyết tâm kiểm soát bệnh tiểu đường. Trước đó, các bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật cho ông khi ông nhập viện trong tình trạng viêm tủy xương, nhiễm trùng xương – ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường
Ông Colin Rattray khi vẫn còn 2 chân lành lặn, chưa gặp phải biến chứng tiểu đường.

Khi cảm thấy không khỏe, ông Rattray kiểm tra thì phát hiện mình có vết loét khổng lồ bị nhiễm trùng trên da bàn chân phải. Nhiễm trùng sâu làm tổn thương xương ở bàn chân đến nỗi các bác sĩ không còn cách nào khác là tiến hành cắt bỏ chi.

Trong suốt cuộc phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, thậm chí nhìn tận mắt chân mình bị cắt bỏ, nghe thấy âm thanh tiếng cưa chân, sự rung chuyển qua lại của mặt lưỡi cưa trên chân mình. Điều ấy khiến ông nhận ra việc ăn uống thiếu lành mạnh khiến sức khỏe của mình bị ảnh hưởng tồi tệ như thế nào.

Ông Rattray đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo nhiều năm trước đó. Ông từng bị hoại tử một ngón chân bên bàn chân kia và phải cắt cụt vì chúng làm tổn thương thần kinh. Mặc dù vậy, anh cảm thấy mình đã ‘thoát khỏi nó’, và tiếp tục ăn bánh quy, sô cô la, bánh ngọt, đồ uống có đường, bia… Ông cũng thường xuyên ăn kebab, burger và pizza chứa nhiều xúc xích vào đầu giờ sáng cũng như kết thúc làm việc muộn buổi tối.

Bệnh tiểu đường
Bánh quy là món ăn khoái khẩu khiến Ông Colin Rattray lâm bệnh nặng.

“Tôi được sử dụng thuốc ngăn đi tiểu nhiều lần cũng như thoát khỏi chứng hôi miệng – 2 chứng bệnh của tiểu đường khiến tôi cảm thấy bất tiện. Khi sử dụng loại thuốc này, tôi khá buông thả bỏ qua toàn bộ lời khuyên của bác sĩ và giờ đã phải trả giá đắt cho lối sống buông thả của mình vì phải đi lại bằng chân giả”, ông Rattray ngậm ngùi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ khiến cơ thể gặp biến chứng ngay chỉ với một sơ suất nhỏ

Đầu tháng này, tổ chức từ thiện Bệnh tiểu đường Vương quốc Anh đưa ra cảnh báo cứ mỗi giờ lại có 1 người bị tiểu đường tuýp 2 phải cắt cụt chi. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở những người hoàn toàn khỏe mạnh, thừa cân béo phì, căn bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Ông Rattray nói với The Sun rằng ông đã ăn uống lành mạnh trước khi bước vào chế độ ăn thiếu lành mạnh dẫn đến bị cắt cụt chân, gắn bó với đồ ăn giàu protein, rau củ quả và tập thể dục tim mạch, cử tạ nhẹ. Một lần nữa, người bệnh tiểu đường cần hết sức cảnh giác trong việc ăn uống nếu muốn sức khỏe tốt hơn.

Bệnh tiểu đường
Xúc xích là thủ phạm thứ hai gây biến chứng cho Ông Colin Rattray khi thường xuyên xuất hiện trong những món đồ ăn nhanh.

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng cần phải cắt bỏ ngón chân hoặc bàn chân vì vết thương của họ không lành bình thường. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương thần kinh, điều đó có nghĩa là bệnh nhân cũng không thể cảm nhận được làn da của mình và có thể không biết khi nào họ có vết thương, hoặc cảm thấy nó nghiêm trọng như thế nào.

Bệnh tiểu đường hạn chế lưu thông ở chân, làm chậm quá trình lành vết thương vì oxy và chất dinh dưỡng bị thiếu hụt. Sự kết hợp của hai yếu tố này có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường có thể mất nhiều thời gian hơn để vượt qua chấn thương và thời gian chữa lành. Nếu một chấn thương trở nên quá nhiễm trùng hoặc không thể điều trị, phần bị ảnh hưởng của cơ thể có thể phải cắt bỏ.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương (Giám đốc BV Nội tiết Trung ương), bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nếu không được theo dõi và kiểm soát có thể gây ra rất nhiều biến chứng. “Cụ thể là nó sẽ gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ của tim, não, thận, chi… dẫn đến biến chứng đột quỵ, suy thận, biến chứng bàn chân”, PGS.TS Lương cho hay.

Điều đáng sợ nhất của bệnh tiểu đường là diễn biến rất âm ỉ, theo thời gian không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi bệnh nặng, xuất hiện những triệu chứng điển hình, bệnh nhân mới đến viện điều trị thì cũng đã muộn.

Bệnh tiểu đường

PGS.TS Lương nhận định, nhiều năm trở lại đây, bệnh tiểu đường đang tăng mạnh, không chỉ ở người lớn tuổi mà còn ở trẻ em bị bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa. Do đó, điều quan trọng nhất chính là phòng tránh ngay từ bây giờ, tránh mắc bệnh cũng như gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Những đối tượng từ 20 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ cần đi khám sức khỏe và thử đường máu định kỳ. Chế độ ăn hàng ngày cần duy trì ít gluxit, chất béo, giảm đồ ăn nhanh, tăng cường ăn rau xanh, uống cà phê, không nên bỏ bữa sáng, uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường vận động.

Tiểu Nguyễn, Theo Helino, Afamily

Link

Exit mobile version