Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Cô gái 22 tuổi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng vì những thói quen mà nhiều bạn trẻ khác cũng mắc phải

Nửa tháng trước, Tiểu Vân tái phát các biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, cô đã đi khám thì được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bác sĩ Dương, khoa tiết niệu, bệnh viện The First Hospital in Fuzhou, là người đã chẩn đoán Tiểu Vân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tiểu Vân (22 tuổi) là giáo viên dạy múa, sống tại Phúc Châu, Trung Quốc. 2 tháng trước, Tiểu Vân bị cảm sốt, cô đến phòng khám địa phương bốc thuốc và tiếp tục công việc.

Nửa tháng trước, Tiểu Vân tái phát bệnh với biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, cô đã đến khám và nhận được kết quả có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như trên.

Bác sĩ Dương phát hiện bệnh nhân có trị số creatinin 2464umol/L, cao gấp 50 lần so với người bình thường. Đồng thời cả 2 quả thận của bệnh nhân đều bị xơ hóa, teo các tổ chức kẽ thận và xuất hiện nhiều u nang. Thận của bệnh nhân chỉ bằng 1/2 so với thận của người bình thường.

Trong quá trình điều trị, Tiểu Vân phải đến bệnh viện mỗi tuần 3 lần để tiến hành phương pháp thẩm phân máu (loại bỏ các chất thải như creatinine, urea, nước tự do từ máu). Nửa năm sau, Tiểu Vân cần phải tiến hành cấy ghép thận .

Tiểu Vân là một cô gái trẻ, không có tiền sử bệnh gia đình. Tại sao cô có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu?

Khi Bác sĩ Dương tìm hiểu thói quen sinh hoạt của Tiểu Vân, Tiểu Vân đã nhớ về khoảng thời gian cô theo gia đình đến Phúc Châu vào năm 11 tuổi. Bố mẹ thường xuyên bận rộn công việc nên họ không có thời gian chăm sóc Tiểu Vân.

Mỗi ngày, Tiểu Vân đều ăn cơm tiệm và có sở thích ăn vặt là bim bim. Khi lên đại học, Tiểu Vân thường thức khuya đến 1 giờ mới ngủ. Khi ra trường và làm việc, Tiểu Vân vẫn giữ thói quen cũ là thức khuya và ăn khuya.

Bác sĩ Dương giải thích: “Vấn đề thận của bệnh nhân đã xảy ra trong khoảng thời gian dài. Do không có biểu hiện rõ ràng, cộng thêm bệnh nhân còn trẻ nên không ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân”.

Nhiễm trùng đường tiết niệu đang có xu hướng trẻ hóa

Bác sĩ Dương cho biết: “Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần là bệnh của người già, vì họ mắc bệnh tiểu đường nên mới dễ dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng dạo gần đây, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đang ngày càng gia tăng.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người trẻ là một trong những yếu tố gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Người trẻ thường có thói quen thức khuya, khiến các cơ quan bên trong cơ thể chịu áp lực lớn và không có thời gian phục hồi. Nếu bạn thường xuyên ăn hàng quán bên ngoài với nguồn cung ứng thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến tình trạng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể, tăng áp lực cho thận khiến thận bị tổn thương, hoặc gây ra viêm thận mạn tính. Thể trạng của người trẻ vốn khỏe mạnh, khả năng phục hồi nhanh nên họ rất dễ xem nhẹ bệnh tình”.

Theo khảo sát, người trên 40 tuổi mắc bệnh viêm thận mạn tính hơn 10%, nhưng số người hiểu rõ về bệnh chỉ chiếm 5%. Ngoài ra, những người trẻ sau khi mắc bệnh, thường không đến bệnh viện khám mà tự mua thuốc uống. Thực tế, có nhiều loại thuốc đi kèm với tác dụng phụ, khi bệnh nhân tùy tiện uống thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ sẽ tăng gánh nặng khiến thận bị tổn thương.

5 tín hiệu cảnh báo thận đang bị suy yếu và cần hỗ trợ

1. Mắt sưng húp, chi dưới phù nề

Thận giống như một cái van. Nếu nước không chảy ra thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng phù nề. Có 2 vị trí biểu hiện rõ ràng là sưng mắt cá chân và mắt sưng húp. Bạn có thể dùng tay ấn vào chân, nếu xuất hiện vết lõm nghĩa là cơ thể đang tích nước.

2. Lượng nước tiểu bất thường

Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu từ 4-6 lần. Lượng nước tiểu khoảng 1000ml – 2500ml. Nếu lượng nước tiểu quá nhiều, quá ít hoặc tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm thì bạn nên cảnh giác.

3. Chóng mặt

Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm, kèm theo dấu hiệu nhức đầu, kiểm tra thấy huyết áp cao. Điều này là do cơ quan của thận đang xảy ra vấn đề.

4. Mệt mỏi

Khi cấu trúc của thận thay đổi như mất protein, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc chức năng của thận suy giảm gây ra bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện dấu hiệu cơ thể mệt mỏi.

5. Khẩu vị thay đổi

Khi thận hoạt động không tốt, dạ dày của đường ruột sẽ xuất hiện tình trạng phù nề, chướng bụng, rối loạn hệ tiêu hóa. Khi chức năng của thận suy giảm, sẽ gây ra hội chứng tăng nitơ máu, kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến biểu hiện nôn ói.

>>Sai lầm phổ biến trong tư thế đi vệ sinh có thể gây bệnh

Theo Trí thức trẻ soha

Link

Exit mobile version