Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Con hay cáu giận, vùng vằng bất chấp mọi thứ xung quanh thì các mẹ phải làm ngay 5 mẹo này

Sự bất lực và cảm giác phải “bó tay” trước tình huống con cáu giận, la hét, thậm chí ném đồ rồi khóc lóc ăn vạ, bất chấp lời mẹ nói có lẽ là tâm trạng chung của không ít chị em phụ nữ.

Nhiều lúc chính mẹ cũng cảm thấy không biết phải làm sao với nhóc con mới hơn 2 tuổi thôi nhưng lại vô cùng cứng đầu và hay cáu giận thì dưới đây là bí quyết dành cho mẹ để dẹp tan sự ương bướng khó chịu này.

Mẹ cần có bí quyết dành để dẹp tan sự ương bướng khó chịu của bé (Ảnh minh họa)

1. Cho con thấy là mẹ hiểu vấn đề của con

Một trong những sai lầm đầu tiên mà mẹ có thể mắc phải đó là làm ngược lại mong muốn của bé, điều này dễ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, mẹ hãy thử chứng tỏ cho con thấy mẹ đang cố gắng thấu hiểu tình trạng và vấn đề khó khăn của bé.

Chẳng hạn mẹ có thể tỏ ra hiểu bé và đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: Mẹ biết chơi đến khuya rất vui, nhưng bây giờ là thời gian đi ngủ rồi, lên giường để mẹ đọc truyện cho con nghe nào. Mẹ có thể ôm bé và làm cho bé cảm thấy mẹ đứng về phía con. Hạn chế quát mắng con, mẹ cần kiên nhẫn và vững vàng xử lý tình huống để tránh gây xung đột.

2. Liên tục nhắc nhở hành vi đúng/sai

Thay vì cằn nhằn về con, mẹ hãy tập trung nhắc nhở và giúp bé ghi nhớ cách cư xử đúng đắn bằng thái độ bình tĩnh. Nếu bé ném đồ chơi thay vì nhặt lên, hãy nói: Đồ chơi là để chơi chứ phải để ném. Nếu bé nằm lăn ra sàn và ăn vạ, hãy nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết rằng đây là hành động không đúng, không được chấp nhận. Mẹ hãy đảm bảo luôn nói với bé rằng mẹ muốn con cư xử như thế nào thay vì chỉ ra lệnh không được hành động theo một cách nhất định nào đó.

3. Đặt ra quy tắc, giới hạn

Đặt giới hạn cho bé sẽ giúp bé dễ dàng tuân theo các quy tắc hơn. Bé cần biết những gì được phép làm và những gì vượt quá giới hạn cho phép. Mẹ cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để bé dễ hiểu hơn. Chẳng hạn: Nếu con không thích loại rau củ này, vậy hãy ăn thật nhanh và sau đó uống nước trái cây, hoặc: Nếu con tức giận với anh trai thì hãy nói với cho anh con biết, chứ con không được phép đánh anh. Không phải lúc nào bé cũng làm theo lời mẹ dạy, nhưng nhiệm vụ của mẹ vẫn phải luôn luôn nhắc nhở bé về quy tắc ứng xử được chấp nhận.

Bé cần biết những gì được phép làm và những gì vượt quá giới hạn cho phép (Ảnh minh họa)

4. Mặc kệ để bé tự nguôi giận

Mẹ cần biết khi nào là thời điểm thích hợp và cứ mặc kệ bé cáu giận. Đây cũng có thể được xem là một phương pháp điều trị thú vị. Trừ khi bé làm tổn thương chính bản thân bé hoặc người khác, bằng không mẹ có thể bỏ qua sự tức giận của bé cho tới khi bé nguôi ngoai.Hãy cho bé thêm chút thời gian được xả giận, sau đó khẳng định hành động này chỉ được phép xảy ra ngày hôm nay thôi.

5. Tránh các tình huống có thể gây rắc rối

Mẹ cần hiểu rằng trong cuộc sống thường ngày sẽ có những tình huống phát sinh và làm cho bé bất chấp không nghe lời mẹ hoặc tỏ ra ương bướng. Điều này đặc biệt đúng với những nơi ồn ào hoặc lạ mắt, nơi mọi người có thể dễ dàng nhận thấy hành vi tính khí nóng nảy của bé và làm mẹ phải bực tức.

Mẹ hãy tìm cách tránh hoặc hạn chế tối thiểu các tình huống dễ gây rắc rối nhất. Thay vì gặp gỡ gia đình tại nhà hàng rất lạ mắt đó, tại sao mẹ không tổ chức tại một công viên gần nhà, nơi bé có thể tìm thấy trò chơi cho riêng mình.

Mẹ hãy tìm cách tránh hoặc hạn chế tối thiểu các tình huống dễ gây rắc rối nhất (Ảnh minh họa)

Còn đây chính là bí kíp dành riêng cho mẹ mỗi khi đối diện với sự ương bướng và ngang ngược của bé:

– Hít một hơi thật sâu và tự nhắc nhở bản thân rằng con mới chỉ là một đứa trẻ ngây thơ mà thôi.

– Mỉm cười và tiến lại ôm bé.

– Thử đánh lạc hướng bé bằng cách chỉ cho bé thấy một thứ gì khác.

– Không quá bận tâm về ánh nhìn của những người xung quanh.

– Tránh mất bình tĩnh, hãy xử lý tình huống và không phán xét con người của bé.

Theo Helino

Link

 

 

Exit mobile version