Nhiệt độ thời tiết đang thay đổi thất thường, nếu không cẩn thận trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên cha mẹ đừng chủ quan nghĩ rằng đây là bệnh nhẹ và tự chữa ở nhà cũng khỏi được.
Gần đây, một cậu bé 7 tuổi tên Tiểu Dương ở Quý Châu (Trung Quốc) bị sổ mũi vì cảm lạnh, mới đầu cha mẹ Tiểu Dương cũng không quá để ý, cho rằng đây là bệnh nhỏ, chỉ cần ở nhà uống vài viên thuốc là khỏi. Do đó, mẹ đã cho Tiểu Dương uống thuốc chống viêm và thuốc chống virut. Sau 3 ngày, tình trạng bệnh của Tiểu Dương không cải thiện, gia đình bắt đầu có chút lo lắng và đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, nhân viên y tế cũng cho rằng đứa trẻ bị cảm lạnh và đây cũng không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, sau đó bảo cha mẹ đưa cậu bé về nhà tiếp tục uống thuốc.
Một tuần sau, tình trạng của Tiểu Dương không những không cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn. Lúc này, Tiểu Dương liên tục sốt cao, và còn bị viêm phổi. Khi đến bệnh viện thì đã quá muộn, ngay cả những bác sĩ giỏi nhất cũng bất lực. Các loại thuốc chống viêm, truyền dịch và các phương pháp điều trị khác cũng đều không có tác dụng. Cuối cùng đứa trẻ bị suy đa tạng dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Đỗ Thúy Bình, trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số một quận Ninh Dương cho biết: “Đứa trẻ chết do cúm siêu vi, nguyên nhân sâu xa là do lạm dụng thuốc kháng sinh, dẫn đến bệnh viện không có phương pháp cứu chữa”.
Bác sĩ Đỗ cũng nói thêm: “Ban đầu đứa trẻ có cơ hội được giải cứu, tuy nhiên do người lớn bình thường áp dụng theo ‘kinh nghiệm’ của mình là cho trẻ uống thuốc kháng sinh, theo thời gian, vi khuẩn sẽ kháng thuốc, làm mất hiệu quả chữa bệnh ban đầu của thuốc. Vì vậy, sau khi đứa trẻ được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã sử dụng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh đều không có tác dụng”.
Tiến sĩ Đỗ Thúy Bình cũng nhắc nhở cha mẹ: Không ủng hộ việc cha mẹ tự cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với cảm lạnh thông thưởng, sử dụng thuốc kháng sinh cần phải làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Những hiểu lầm về sử dụng thuốc cảm lạnh thông thường:
1. Một khi trẻ bị cảm lạnh lập tức uống thuốc
Nhiệt độ cơ thể trẻ khi bị cảm lạnh thông thường là ở khoảng 38°C, hắt hơi, sổ mũi là các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Nếu trẻ lớn, cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, sau một tuần sẽ tự khỏi. Cảm lạnh là do virut dẫn đến, thuốc cảm lạnh chỉ có thể giải quyết triệu chứng, làm cho mũi thông thoáng, ngừng sổ mũi, giảm ho và nó không thể tiêu diệt vi khuẩn, chính xác chỉ có tác dụng với hệ thống miễn dịch của con người.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì có thể cho trẻ uống thuốc cảm, điều này chỉ khiến cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên 3 ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng không thuyên giảm, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Ảnh minh họa
2. Cảm lạnh trước tiên phải chống viêm
Có rất nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm này, bất kể là trẻ bị bệnh nặng hay nhẹ, chỉ cần là cảm lạnh kèm sốt là cho trẻ uống kháng sinh, điều này gây ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Hầu hết cảm lạnh là do nhiễm virus dẫn đến, thuốc kháng sinh chỉ đối phó với nhiễm trùng do vi khuẩn, và không có tác dụng chống lại virus.
3. Truyền dịch
Đối với trẻ bình thường, không nên truyền dịch. Chức năng chính của truyền dịch là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, giữ cho cơ thể bệnh nhân đầy nước và có sức mạnh thể chất chống lại cảm lạnh. Quá phụ thuộc vào truyền dịch, sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và phản ứng truyền dịch nhất định.
4. Cả nhà cùng dùng chung một loại thuốc cảm lạnh
Nhiều gia đình thường dự trữ thuốc cảm lạnh và dùng chung bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ cho trẻ uống thuốc cảm lạnh với liều lượng ít hơn người lớn, điều này thường không được khuyến khích. Bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển, trẻ uống thuốc của người lớn sẽ gây ra hậu quả uống quá liều, rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Khánh Ly- Helino