Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Khi con bị bắt nạt, cha mẹ đừng dạy con nói 3 từ này bằng không càng khiến trẻ bị tổn thương nặng nề hơn

Hiện nay, bạo lực học đường ngày càng tăng lên. Dù ở đâu đi nữa chúng ta cũng đều có thể bắt gặp trẻ em bị bắt nạt ở trong hoặc ngoài trường. Và nếu con mình không may là nạn nhân thì cha mẹ lưu ý đừng bao giờ dạy con mình nói 3 từ này.

Thời thơ ấu, hầu hết ai cũng đã từng bị bạn bè bắt nạt. Suy cho cùng những đứa trẻ có thể lực và khả năng tinh thần kém, tự nhiên nằm ở vị thế yếu kém. 

Đặc biệt là khi chơi với các bạn cùng trang lứa, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Bởi vì môi trường phát triển và vấn đề về tính cách, khiến nhiều trẻ sống nội tâm, nhút nhát. Đây trở thành những đối tượng dễ bị bắt nạt. 

Trong khi đó người lớn đối với trẻ nhỏ khi bị bắt nạt, thường sẽ bỏ qua và không mấy coi trọng đến tâm lý của trẻ.

Vậy, đứa trẻ của bạn bị bắt nạt, bạn khi đó nên làm gì? Phân tích để tìm ra ai đúng ai sai? Sự việc xảy ra phải có nguyên nhân, tình huống cụ thể cần phải phân tích tỉ mỉ. 

Tuy nhiên có thể chắc chắn là, khi đứa trẻ bị bắt nạt, người lớn không được dạy trẻ nói 3 từ “không sao cả”, bởi vì:

1. Khiến trẻ ngày càng yếu đuối

Ảnh minh họa.

Luôn để trẻ nói “không sao cả”, nghe có vẻ rất độ lượng, rất lịch sự, trong lòng cha mẹ còn tự hào về những lời dạy con của chính mình. 

Tuy nhiên trẻ sẽ không cảm thấy như vậy. Ngược lại trẻ sẽ cảm thấy địa vị của mình rất thấp kém, không có ai yêu thương, khi bị bắt nạt cũng không thể tìm về nhà để bộc bạch, chia sẻ. 

Sau này khi nói chuyện với người khác, trẻ sẽ càng ngày càng yếu đuối, rụt rè. Thời gian trôi qua, thói quen hành vi sẽ thay đổi và định hình tính cách, trẻ không có dũng cảm để tiến lên phía trước, khi gặp khó khăn dễ chùn bước.

2. Khiến trẻ tự thu mình lại

Ảnh minh họa.

Mỗi khi con cái bị bắt nạt cha mẹ lại luôn muốn trẻ nói “không sao cả” để trẻ tha lỗi cho người khác. Trẻ dần che dấu cảm xúc, suy nghĩ thật của bản thân. 

Theo thời gian, trẻ trở nên tự thu mình lại, mối quan hệ với bố mẹ ngày càng tồi tề, cũng khó kết bạn.

Vì vậy, khi đứa trẻ còn nhỏ và phải đối mặt với sự bắt nạt, cha mẹ nên có những phản ứng suy nghĩ xem hành động của mình có ảnh hưởng tới trẻ hay không.

3. Khiến trẻ có tính khí thất thường

Ảnh minh họa.

Cha mẹ muốn trẻ nói “không sao cả” khi bị bắt nạt để trẻ quên đi sự việc vừa xảy ra. Tuy nhiên sau nhiều lần bị bắt nạt, để tự bảo vệ mình thì trẻ chỉ có thể chủ động buộc bản thân phải “mạnh mẽ” để phản kháng. 

Vậy nhưng, cái gọi là “mạnh mẽ” thực sự không khác gì tính khí hung bạo, hành vi tồi tệ. 

Có lẽ hành động phản kháng sẽ khiến trẻ không còn bị bắt nạt, nhưng tự chúng không biết rằng bản thân mình đã biến thành kẻ gây thương tích. 

Là cha mẹ, nhất định phải dạy trẻ biết kiên định, tự tin, bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân.

Những người bị bắt nạt thường có xu hướng tự ti. 

Khi người khác hỏi đứa trẻ không dám trả lời, người khác cướp lấy đồ chơi trẻ không dám kháng cự, người khác đánh đứa trẻ không dám phản ứng, đứa trẻ đã đánh mất ý chí bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Chỉ có giáo dục trẻ biết tự lập, dũng cảm bảo vệ bản thân, bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, mới có thể khiến trẻ thực sự sống độc lập. 

Từ đó trẻ sẽ can đảm đối mặt với sự bắt nạt và đối mặt với phong ba bão táp ngoài cuộc sống. Hi vọng tất cả nhưng đứa trẻ đều có thể mạnh mẽ, dũng cảm và lớn lên trong sự hạnh phúc.

Link

 

 

Exit mobile version