Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ

Kết quả học tập 42/43 học sinh đạt loại giỏi của lớp cháu anh Hùng. Ảnh: NVCC.

Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.

Thời điểm cuối năm học, nhiều phụ huynh nảy ra nhiều tranh luận về việc có nên khoe thành tích học tậpcủa con trên mạng xã hội.

“Thời tôi đi học, số lượng học sinh đạt điểm 8, điểm 9 (tức điểm giỏi) rất ít, điểm giỏi các bạn đạt được là cả 1 sự ao ước của bạn bè cùng lứa. Bây giờ đi họp phụ huynh cho con, cháu học lớp 5 và lớp có đến 14 trên tổng số 26 học sinh đạt loại giỏi. Khi có thành tích này, nhiều phụ huynh vui mừng và khoe thành tích học cả năm của con lên mạng xã hội, nhưng tôi không biết điểm số này có thực các con tự đạt được hay không” – đó là trăn trở của anh Ngọc Anh (Quảng Nam) sau buổi họp phụ huynh ở trường của con.

Cũng như anh Ngọc Anh, anh Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng tỏ ra khá bất ngờ vì kết quả lớp của cháu mình có  42/43 em đạt học sinh giỏi. “Tôi mới đi họp phụ huynh cuối năm cho cháu trai lớp 6. Sĩ số lớp 43, thì 42 bạn đạt loại giỏi, duy nhất một em khá. Không biết nhà trường cho học và thi kiểu gì mà toàn… nhân tài” – anh Hùng nói.

Xem thêm  Chỉ ra 2 thay đổi mấu chốt, HLV Malaysia tự tin đánh bại Việt Nam ở Bukit Jalil

Trao đổi về kết quả học tập cuối năm học của con, chị Thu Thảo (quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết: “Năm nay con tôi học lớp 2, lớp cháu có hơn phân nửa học sinh đạt loại giỏi. Mấy ngày nay lướt các trang mạng xã hội, đâu đâu tôi cũng thấy phụ huynh chia sẻ thành tích cuối năm của các cháu”.

Bày tỏ ý kiến về việc khoe thành tích, giấy khen của con lên mạng xã hội, TS Bùi Trân Phượng – Chủ tịch HĐQT NES Education, người khởi xướng hoạt động TEACH, cùng giáo viên thay đổi và cùng phụ huynh thay đổi – cho rằng: “Theo tôi, phụ huynh không nên khoe thành tích của con lên mạng xã hội. Vì điều này vi phạm quyền riêng tư của con”.

T.S Bùi Trân Phượng thẳng thắn chỉ ra những tác hại của việc khoe thành tích của con lên mạng xã hội: “Tùy tâm tính, lứa tuổi của con, việc khoe thành tích, giấy khen của phụ huynh có thể có những tác hại khác như khiến trẻ tự mãn, tự cao. Tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.

Khi có kết quả thấp hơn, trẻ sẽ bất an, thất vọng vì xấu hổ với mọi người. Đó là chưa kể trường hợp, khi kết quả được khoe là kết quả đó gian lận mà có.

Tác hại phát sinh cho người khác, là sự khoe khoang đó kích thích ganh đua, tị nạnh, làm khổ nhiều trẻ khác, vì hội chứng “con nhà người ta”.

Xem thêm  Hoài Linh: 4 người phụ nữ đặc biệt và cuộc sống sau hào quang sân khấu

Đối với trẻ không thích khoe khoang, sự phô trương của cha mẹ làm trẻ không thoải mái, có khi rất khó chịu, mà vì phận làm con không làm sao được. Chuyện vui đâm ra mất vui, có khi còn là đầu mối bất hòa trong gia đình”.

Đưa ra giải pháp cho việc công nhận thành tích học tập của con suốt một năm học, T.S Bùi Trân Phương đề xuất: “Kết quả tốt của con cần được công nhận, khen thưởng nếu cha mẹ và bản thân trẻ thích. Nhưng chỉ nên trong phạm vi riêng tư của gia đình, lớp học, người thân. Mạng xã hội là chỗ phát loa cho toàn xã hội. Phát loa chuyện riêng tư bao giờ cũng có nhiều hậu quả tai hại, có khi cả rủi ro không lường trước được”.

>>Bố mẹ đừng quên bồi dưỡng cho con 6 thói quen này để giúp trẻ trở thành một người mạnh mẽ và xuất sắc

Theo Tin tức online

Link