Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông !?

Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi ‘lãnh hải Trung Quốc’ ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.

lãnh hải, trung quốc, biển đông, trường sa, hoàng sa, phim, điệp vụ biển đỏ

Các tàu chiến trong phim ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ từng tập trận trên Biển Đông gần đâyẢNH CẮT TỪ TRAILER PHIMLiên quan việc dư luận bức xúc khi phim Điệp vụ Biển Đỏ có đoạn cuối tuyên truyền xuyên tạc “Biển Đông là của Trung Quốc” nhưng vẫn được chiếu ở VN (Thanh Niên đã phản ánh), Bộ VH-TT-DL chiều 26.3 đã có thông cáo tới các cơ quan báo chí.

Cục Điện ảnh không hiểu Luật Biển

Thông cáo trên được đưa ra sau khi Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Điện ảnh kiểm tra quy trình phát hành bộ phim. Theo thông tin từ bản thông cáo báo chí, vào ngày 2.3, Hội đồng T.Ư thẩm định phim truyện với 7/11 thành viên đã xem và thẩm định phim Điệp vụ Biển Đỏ (4 thành viên vắng có lý do). Theo đó, Cục Điện ảnh khẳng định: Hội đồng đã thẩm định và phân loại bộ phim theo đúng trình tự và quy định hiện hành. Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18).

Ngày 15.3, bộ phim được cấp giấy phép phổ biến. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua.Về đoạn cuối phim bị chỉ trích, Cục Điện ảnh giải thích như sau: “36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.

Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, thiếu tướng – Giáo sư Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), cho rằng: “Văn bản của Cục Điện ảnh nói rằng: “Tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông” là hoàn toàn không chính xác. Trong trường hợp này, tôi cho rằng, Cục Điện ảnh đã không hiểu về luật Biển quốc tế. Bởi vì nếu có kiến thức về luật Biển quốc tế, không ai nói là “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”.Ông Cương giải thích thêm: “Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 đã quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở.

Luật Biển VN của chúng ta cũng lấy mốc 12 hải lý để tính lãnh hải. Từ lãnh hải ra ngoài phía biển 12 hải lý nữa gọi là đường tiếp giáp lãnh hải. Vì vậy, khi nói tới lãnh hải, bao giờ người ta cũng phải gắn với một vùng lục địa nào đó chứ không thể nói lãnh hải trên một vùng biển. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói, lãnh hải VN xung quanh đảo Lý Sơn, hay đảo Phú Quốc…”.Không những vậy, ông Cương còn chỉ ra sự ngang ngược của đoạn phim trên: “Luật Biển quốc tế cũng quy định rõ các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định.

Do đó, nếu như tàu hải quân Trung Quốc mà xua đuổi “tàu lạ” tiến vào lãnh hải Trung Quốc thì sẽ vi phạm luật Biển quốc tế nếu như những tàu này chỉ là tàu qua lại bình thường không gây hại”.Đây cũng là điều mà chính nhật báo của quân đội Trung Quốc cũng đã thừa nhận phim Điệp vụ Biển Đỏ ngang ngược với chi tiết trên. Tờ báo này ngày 27.2 có bài cho rằng chiến hạm Trung Quốc chẳng có quyền gì xua đuổi tàu chiến nước khác đi lại bình thường không gây hại.

Trung Quốc thách thức, truyền thông quốc tế lo ngại

Trong khi Cục Điện ảnh cố ngụy biện cho việc không hoàn thành trách nhiệm, thì Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại nói rõ ý đồ của đoạn phim trên. Ngày 28.2, chuyên mục Giáo dục trên website chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có một bài viết với tựa: “Bạn cần phải hiểu rõ ẩn ý sâu sắc trong phim Hành động Biển Đỏ” (tên gốc của phim Điệp vụ Biển Đỏ – NV).Bài viết có đoạn giải thích “ẩn ý” như sau: “Ở cuối phim còn xuất hiện tàu nước ngoài chưa được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc đã xâm phạm khu vực đảo san hô thuộc quần đảo Nam Sa Trung Quốc, đã bị tàu tuần tiễu hải quân Trung Quốc lập tức mời đi khỏi”.

Suốt nhiều năm qua, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” bao trùm gần hết Biển Đông. Trong đó, Bắc Kinh đặt ra cái gọi là quần đảo Nam Sa đối với khu vực quần đảo Trường Sa của VN. Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) đã phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lười bò”. Như vậy, khi gọi bối cảnh cuối phim là “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”, Cục Điện ảnh không chỉ sai mà phải chăng đang tiếp tay cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò”!?Thực tế, cả trước và sau khi Điệp vụ Biển Đỏ ra mắt, báo chí Trung Quốc không ngừng ca ngợi bộ phim như một thành quả về tuyên truyền để khẳng định sức mạnh của Trung Quốc giữa những vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển, trong đó có Biển Đông.

Ngày 24.1, Hoàn Cầu thời báo có bài minh họa cho sức mạnh tuyên truyền bằng dẫn chứng phần cuối bộ phim, hải quân Trung Quốc đã “đuổi” tàu chiến nước ngoài ra khỏi Biển Đông.Trước sự hung hăng trong thông điệp của bộ phim, sau khi được chiếu ở Hồng Kông, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 1.3 nhận xét phim đã có những chi tiết “thể hiện chủ nghĩa sô vanh” một cách không cần thiết, trong đó có đoạn xua đuổi tàu nước ngoài trên Biển Đông.Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 1.3 cũng có bài phân tích về phim là một cuộc khoe khoang sức mạnh của Trung Quốc khi tung ra hình cảnh các loại tàu đổ bộ lớp 071, tàu hộ vệ lớp 054A… vốn là những chiến hạm mà Bắc Kinh rất tự hào. Gần đây, số chiến hạm này thường xuyên xuất hiện trong các cuộc tập trận trên Biển Đông.

Cụ thể hơn, tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn 998 và tàu hậu cần hải quân lớp 904 xuất hiện trong trailer phim tại VN, do Công ty CGV phát hành, chính là các tàu vừa mới tập trận trên Biển Đông vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, kèm theo những thông điệp hiếu chiến.Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ còn chỉ ra trong đoạn cuối phim thì các tàu bị xua đuổi có hình ảnh tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke.

Gần đây, Mỹ thường triển khai các tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke thực hiện các chuyến tự do hàng hải áp sát một số thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Chính vì thế, đoạn cuối của Điệp vụ Biển Đỏ được xem là lời đe dọa.Current Time0:00/Duration1:10AutoÂm lượng: 70%Nếu chỉ nhìn mấy chi tiết trong phim thì có thể những người không có kiến thức về vấn đề Biển Đông thấy là bình thường. Vì trong phim chỉ nói chung chung, không nói trên khu vực nào trên Biển Đông. Chúng ta lưu ý là Biển Đông không hoàn toàn thuộc chủ quyền của một quốc gia nào, mà có nhiều quốc gia cùng nằm cạnh Biển Đông.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông thì lại khác. Duy nhất chỉ có Trung Quốc đơn phương yêu sách gần 80% Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, và đương nhiên, họ không dựa trên yếu tố pháp lý nào.Bị quốc tế phản đối, họ đã luôn tìm cách khẳng định bằng cách tuyên truyền bằng nhiều biện pháp để giúp cho yêu sách của họ có lợi thế. Trước đây họ sử dụng “đường lưỡi bò”. Vì thế, nếu hiểu về vấn đề Biển Đông và hiểu về yêu sách sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông thì chúng ta sẽ hiểu ngay thông điệp trong phim này muốn nói gì.Trung Quốc sử dụng một cuộc chiến phi quân sự để giành những lợi thế trên Biển Đông, mà các nhà nghiên cứu gọi là ba cuộc chiến bao gồm cuộc chiến truyền thông, tâm lý và pháp lý. Chính vì vậy, các hành động của họ nếu tách rời thì tưởng chừng vô hại nhưng nó nằm trong một chiến lược chung rất rõ ràng.Nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện này với các chi tiết trong phim Điệp vụ Biển Đỏ, đặc biệt là tin tức về bộ phim trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rõ ràng là phim này nằm trong chiến lược tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền vô lý và đi ngược luật pháp quốc tế của họ.

Ông Hoàng Việt (thuộc Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư VN)

Theo Thanh niên

Exit mobile version