Thứ Ba, Tháng Ba 19
Shadow

Loại cây hỗ trợ chống ung thư, giảm mỡ máu cực hay: Rộ phong trào tự trồng tại Việt Nam

Ảnh minh hoạ

Một loại cây thường được gọi với cái tên là cỏ, gần đây được khá nhiều người Việt ưa chuộng bởi lợi ích hỗ trợ phòng chống ung thư, giảm mỡ máu, hạ đường huyết, giảm cân…

Cỏ lúa mì hay còn gọi là tiểu mạch thảo, cỏ mạch thực chất là thân và rễ của cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam rộ lên phong trào sử dụng cỏ lúa mì với nhiều mục đích sức khoẻ như giải độc gan, cải thiện chức năng miễn dịch, chống ung thư.

Tờ Healthline đưa ra 5 lợi ích của cỏ lúa mì dựa trên các nghiên cứu khoa học như sau:

1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Cỏ lúa mì là một nguồn cung cấp tuyệt vời nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Cỏ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin như A, C, E; 10 khoáng chất như sắt, magiê, canxi; 17 axit amin và hơn 100 enzyme có lợi đối với sức khỏe con người.

Giống như tất cả các loại cây xanh khác, cỏ lúa mì cũng chứa chất diệp lục, một loại sắc tố thực vật có nhiều lợi ích với sức khoẻ như chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng chống ung thư.

Cỏ lúa mì cũng chứa một số chất chống oxy hóa quan trọng, bao gồm glutathione, vitamin C và E. Chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm stress oxy hóa.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại một số tình trạng sức khoẻ nhất định, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, viêm khớp và các bệnh thoái hóa hệ thống thần kinh.

Một nghiên cứu trên động vật của Đại học Khoa học Y tế Sharma, Ấn Độ, cho thấy cỏ lúa mì có thể cải thiện mức cholesterol ở những con thỏ được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo.

Xem thêm  Không hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, chuyên gia xác nhận đây chính là "thủ phạm"

Một nghiên cứu trong ống nghiệm của Khoa Hoá học, Đại học Pune, Ấn Độ, cho thấy các chất chống oxy hoá trong cỏ lúa mì có thể giảm quá trình tổn thương oxy hóa đối với tế bào cơ thể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Cần có thêm các nghiên cứu trên người để khẳng định vai trò này của cỏ lúa mì.

2. Giảm cholesterol

Cỏ lúa mì có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể. Ảnh minh hoạ.

Cholesterol là một chất sáp được tìm thấy khắp cơ thể. Trong khi cơ thể cần một ít cholesterol để tạo ra hormone và sản xuất mật thì việc tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Một nghiên cứu tại Ấn Độ đã phát hiện ra một điều thú vị đó là cỏ lúa mì có tác dụng tương tự như tác dụng của atorvastatin, một loại thuốc kê đơn thường được sử dụng để điều trị bệnh mỡ máu cao.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu khác để khẳng định tác dụng này của cỏ lúa mì.

3. Hỗ trợ phòng chống ung thư

Hỗ trợ phòng chống ung thư là một tác dụng nổi tiếng của cỏ lúa mì. Ảnh minh hoạ.

Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm của các nhà khoa học tại Ấn Độ, chiết xuất cỏ lúa mì làm giảm 41% sự lây lan của các tế bào ung thư miệng.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng nước ép cỏ lúa mì cũng có thể hỗ trợ điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị ung thư.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel cho thấy nước ép cỏ lúa mì làm giảm nguy cơ suy giảm chức năng tủy xương, một biến chứng thường gặp khi hoá trị ở 60 bệnh nhân ung thư vú.

Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để tìm hiểu vai trò của cỏ lúa mì đối với việc hạn chế sự lây lan tế bào ung thư ở người.

Xem thêm  Ung thư: Phòng tránh thôi chưa đủ, nhất thiết phải làm điều này để "thoát khỏi tử thần"

4. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Cỏ lúa mì có thể dùng tươi hoặc dạng bột. Ảnh minh hoạ.

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm đau đầu, khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi.

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, nhiễm trùng da và các vấn đề về thị lực.

Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi mức độ của một số enzym giúp giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ giới hạn trên động vật. Cần có thêm các nghiên cứu trên người để hiểu thêm tác dụng của cỏ lúa mì đối với việc thay đổi lượng đường trong máu.

5. Giảm viêm

Cỏ lúa mì rất dễ trồng. Ảnh minh hoạ.

Viêm là một phản ứng bình thường được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương và nhiễm trùng.

Tuy nhiên, viêm mạn tính được cho là góp phần gây ra các tình trạng như ung thư, bệnh tim và rối loạn tự miễn dịch.

Một số nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì và các thành phần của nó có thể giúp giảm viêm.

Lưu ý khi sử dụng cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng bột. Điều quan trọng là bạn nên chọn mua sản phẩm ở những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bạn cũng có thể tự trồng cỏ lúa mì và ép lấy nước bằng máy xay sinh tố.

Ngoài việc uống trực tiếp nước ép cỏ lúa mì, bạn có thể thêm nước ép này vào trà, nước sốt salad hoặc một số đồ uống khác.

Nếu bạn nhạy cảm với gluten, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cỏ lúa mì.

Cỏ lúa mì cũng rất dễ bị nấm mốc nếu tự trồng ở nhà. Nếu thấy nước ép có vị đắng hoặc vị lạ nào khác, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Một số trường hợp cho biết có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng cỏ lúa mì. Nếu bạn gặp phải những tình trạng này, bạn nên giảm lượng sử dụng hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng này không chấm dứt.

Nhìn chung, cỏ lúa mì là một thực phẩm lành mạnh, có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không thể thay thế thuốc điều trị bệnh và cũng không phải là một loại “thần dược” để phòng chống bệnh tật. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kết hợp với tập luyện thường xuyên vẫn là chìa khoá để có một sức khoẻ ổn định, bền vững.

(Nguồn: Healthline)