Ít ai biết rằng, những thực phẩm và đồ uống được đông đảo mọi người yêu thích nhưng nếu tiêu thị quá nhiều thì không có lợi cho thận.
1. Quả khế
Nếu chức năng thận của bạn có vấn đề, khế là loại quả bạn tuyệt đối nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi các nhà khoa học đã phát hiện, khi một người có chức năng thận bình thường đang trong trạng thái đói hoặc ra nhiều mồ hôi (cơ thể trong tình trạng thiếu nước), nếu người đó hấp thụ một lượng lớn nước khế chua sẽ khiến serum creatinine tăng cao đột ngột, dễ dẫn đến suy thận cấp.
Đặc biệt, người mắc các bệnh lý liên quan đến thận không nên ăn quá nhiều khế. Bởi loại quả này chứa các độc tố thần kinh, gây ảnh hưởng tiêu cực tới bộ não và các dây thần kinh, làm tăng nguy cơ phát sinh các triệu chứng như đầu óc không tỉnh táo, cả người bải hoải rã rời, tay chân tê dại, thậm chí hôn mê.
Còn đối với người suy thận, việc chỉ ăn một quả khế cũng dễ dàng khiến bệnh nhân trúng độc, trường hợp nặng có thể biến chứng chuyển thành chứng tăng urê huyết, thậm chí tử vong.
2. Đồ ăn mặn
Tuy muối là một loại gia vị không thể thiếu trong quá trình nấu nướng và iod cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, nhưng các bác sĩ kiến nghị mọi người không nên ăn quá nhiều các món mặn.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc hấp thu quá nhiều muối sẽ làm tăng hàm lượng protein trong nước tiểu. Đây được coi là tín hiệu nguy hiểm đối với chức năng thận.
Chưa dừng lại ở đó, đồ ăn mặn sẽ làm tăng áp lực lên thận, gây hại cho cơ quan này và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày chúng ta chỉ nên hấp thu không quá 6g muối. Hơn nữa, trong rất nhiều thực phẩm thường có sẵn thành phần Natri, nên lúc chế biến tốt nhất không nên cho nhiều muối.
Đặc biệt, mì ăn liền là loại thực phẩm có chứa lượng hàm lượng muối cao. Vì thế khi chế biến bạn nên hạn chế cho thêm quá nhiều gia vị.
Hãy cân nhắc lượng gia vị bạn thêm vào thực phẩm hằng ngày để có thể bảo vệ thận một cách tốt nhất. (Ảnh minh họa).
3. Trà đặc
Trà đặc có chứa hàm lượng flo khá cao, mà thận lại là cơ quan chủ chốt trong cơ thể chịu trách nhiệm lọc flo.
Do đó, nếu cơ thể hấp thu lượng flo vượt qua khả năng bài tiết của thận, nguyên tố này sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây hại cho thận và nhiều cơ quan khác.
Trà đặc hoàn toàn không phải là thức uống được thận của chúng ta “yêu thích”. (Ảnh minh họa).
4. Cà phê
Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, uống cà phê làm tăng thành phần canxi trong nước tiểu, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc sỏi thận và loãng xương.
Đặc biệt, canxi trong nước tiểu là thành phần quan trọng cấu thành sỏi thận. Vì thế, lượng canxi càng nhiều, nguy cơ mắc sỏi thận càng tăng cao.
Bởi vậy, người bị bệnh sỏi thận mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc cà phê, tức là không vượt quá 0,45 lít cà phê.
Người bình thường cũng được khuyến cáo không nên uống quá 1 lít cà phê mỗi ngày. Do cà phê làm cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Những người thường có thói quen uống cà phê nên bổ sung ít nhất 1 cốc sữa tươi và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi.
Với công dụng tăng sự tập trung, cà phê là thức uống bắt đầu ngày mới của nhiều người. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại đồ uống này lại gây hại cho thận. (Ảnh minh họa).
5. Thực phẩm có hàm lượng protein cao
Protein là một chất thiết yếu cần đối với cơ thể. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc cứ hấp thu càng nhiều protein thì càng tốt.
Ngược lại, hấp thu quá nhiều protein trong một thời gian dài sẽ khiến thận thường xuyên rơi vào trạng thái “quá tải”. Cần lưu ý rằng, đậu phụ và thịt là những thực phẩm có lượng protein ở mức cao.
Một chế độ dinh dưỡng nặng về thịt và nhẹ về rau quả khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn trong việc đào thải các cặn bã của chất đạm qua đường nước tiểu. Đó là chất ammonia và urea.
Do đó những người mắc các bệnh lý liên quan tới gan, thận đều cần hạn chế ăn thịt.
*Theo Health Huanqiu
Theo Trí Thức Trẻ