Cùng một câu hỏi, nhưng cách trả lời khác nhau của 2 ông bố đã đưa cuộc đời 2 đứa bé đi theo hai hướng hoàn toàn… ngược nhau.
Một hôm, đang chơi trong vườn cùng chú cún nhỏ của mình cậu bé người Mỹ bỗng nhiên chạy lại hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?”
Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình cố gắng phấn đấu mà có được, tương lai con cũng có thể thông qua lao động của mình mà kiếm được tiền.”
Cậu bé người Mỹ nghe xong lời của bố mình sẽ nhận được vài thông điệp sau đây:
- Bố của mình rất giàu có, nhưng tiền của bố là của bố.
- Tiền của bố là do bố thông qua cố gắng mới có được.
- Nếu như mình muốn có tiền, cũng phải thông qua lao động và cố gắng để có được.
Nghe xong trả lời này của bố, cậu bé sẽ rất cố gắng để trở nên giàu có như bố mình. Quan trọng hơn đó là một loại giàu có về tinh thần mà sẽ giúp cậu bé hưởng lợi ích cả đời.
Ở một nơi xa xôi, cách nước Mỹ một nửa vòng Trái đất, một cậu bé người Trung Quốc cũng hỏi ông bố giàu có của mình một câu tương tự: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?”
Ông bố sẽ trả lời rất hãnh diện rằng: “Nhà chúng ta có rất nhiều tiền con ạ và lớn lên tất cả những gì cha có sẽ thuộc về con”.
Đứa bé sau nghe được câu trả lời đó của cha, sẽ nhận được vài thông điệp sau:
- Bố mình là người giàu có, nhà mình có rất nhiều tiền.
- Tiền của bố mình chính là tiền của mình.
- Mình không cần cố gắng đã có rất nhiều tiền rồi.
Cái mà ông bố Trung Quốc này truyền cho con mình chỉ có loại giàu có về vật chất và đích thị là một “con dao hai lưỡi” không hơn không kém.
Cho nên là, sau khi trưởng thành, đứa bé này sẽ không biết cố gắng, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đứa bé sẽ tiếp nhận sự giàu có từ bố và giữ vững truyền thống của người Á Đông là “không ai giàu quá ba đời!”
Cách giáo dục không giống nhau quyết định cuộc đời của những đứa bé đi theo hai hướng khác nhau. Rất hiển nhiên, câu trả lời của ông bố người Mỹ có thể giúp một đứa con xây dựng quan niệm giàu có và quan niệm sống chính xác, từ đó trở thành một người làm giàu bằng chính thực lực của mình, còn câu trả lời ông bố người Trung Quốc chỉ có thể làm con trở thành đứa con ăn bám yếu đuối và vô dụng mà thôi.
Bài học mà chúng ta có thể rút ra ở đây là:
Không nên quá nuông chiều con cái
Cha mẹ cho đi một cách dễ dàng sẽ làm con trở nên vô tình và bất tài; yêu thương vô điều kiện và ban tặng chỉ làm con biết đòi hỏi và không biết báo đáp. Làm cha mẹ, phải học cách buông tay, để con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, trưởng thành trong việc thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ này.
Thay vì muốn đem tất cả những thứ tốt đẹp nhất cung cấp cho con, chi bằng bồi dưỡng cho con khả năng theo đuổi mọi thứ tốt nhất.
Dạy con làm sao trở thành một người giàu có, chứ không phải chỉ cho nó tiền
Chúng ta cũng nên giống ông bố người Mỹ đó, nói với con khi được con hỏi câu tương tự:“ Bố có tiền, con không có. Bố không nợ con gì cả. Vì vậy, con phải dựa vào chính mình, dùng hiểu biết của con để kiếm tiền từ đó sáng tạo cuộc sống tương lai theo cách mà con muốn. Không nên chờ sung từ trên trời rơi xuống hay ngồi hưởng thành quả của người khác.”
Như vậy con bạn sẽ rất độc lập và mạnh mẽ, có thể đối diện với những khó khăn, giông bão trong cuộc đời, bởi cái bạn truyền cho con là một loại giàu có về tinh thần – thứ mà sẽ giúp chúng giàu có cả đời.
Theo Phunugiadinh