Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Pinata là gì ? Văn hoá Pinata nguồn gốc ý nghĩa như thế nào ?

Đã bao giờ bạn trông thấy ở một bữa tiệc sinh nhật của ai đó, một người bịt mắt cầm cây gậy cố gắng đánh vỡ cái mô hình giấy dễ thương để làm rớt đầy kẹo trong đó ra chưa ? Cảnh này ở mình có lẽ vẫn còn ít thấy tuy nhiên nếu bạn để ý thì trên những bộ phim Mỹ đã xuất hiện nhiều rồi đấy ! Vậy Pinata là gì, ý nghĩa của nó ra sao trong văn hoá tổ chức tiệc trang trí sinh nhật và nguồn gốc từ đâu đến ? Glow sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn – đặc biệt với những bạn đang muốn mua một bộ Pinata để tự tổ chức sinh nhật cho bé

Pinata là một khối được làm bằng giấy, tấm bìa cứng, gốm (phổ biến thời xưa, nay ít dùng) hoặc vải; được trang trí và chứa đầy bánh kẹo hoặc đồ chơi nhỏ, hoặc cả hai, và sau đó phá vỡ nó như là một phần của lễ hội, lễ kỉ niệm, bữa tiệc. Khi nhắc đến Pinata thì thông thường người ta thường liên tưởng đến đất nước Mexico nhưng thực ra ý tưởng đập vỡ Pinata trong bữa tiệc lại được bắt nguồn từ Châu Âu vào thế kỷ 14, nơi mà cái tên Pinata, tên gốc là Pignatta trong tiếng Ý được ra đời. Người Tây Ban Nha đã mang truyền thống của Châu Âu đem đến đất nước Mexico, mặc dù có một truyền thống tương tự ở Mesoamerica (tên cũ của 1 vùng ở Trung Mexico), chẳng hạn như người Aztecs tôn vinh ngày sinh của chúa Huitzilopochtli vào giữa tháng 12.

Theo thông tin ghi chép địa phương, truyền thống Pinata của người dân Mexico bắt đầu ở thị trấn Acolman, ở phía Bắc thành phố Mexico, nơi mà Pinata được đem ra dùng cho mục địch giáo lý cũng như kết hợp lễ kỉ niệm thần Huitzilopochtli. Ngày nay, Pinata vẫn là một phần của văn hoá của người dân Mexico, của các đất nước khác ở vùng Mỹ Latin, cũng như đất nước Hoa Kỳ nhưng Pinata hầu như đã mất đi tính chất tôn giáo của nó.

Lịch sử thú vị của Pinata

Mặc dù Pinata được đặc biệt xem là một hoạt động vui nhộn của các bữa tiệc hiện nay, bản thân nó lại có một lịch sử lâu đời, phong phú. Có một số cuộc tranh luận rằng dường như nguồn gốc của Pinata không phải là của người Tây Ban Nha mà là của người Trung Quốc. Phiên bản Pinata của người Trung Quốc trong hình dạng 1 con bò đực hoặc cái và được sử dụng cho Lễ mừng năm mới. Nó được dùng để trang trí với biểu tượng và màu sắc có nghĩa là cầu mong thời tiết thuận lợi cho mùa màng sắp tới. Lúc đó Pinata chứa đầy 5 loại hạt giống và bị đánh vỡ ra bởi những cây que đầy màu sắc. Sau khi Pinata bị đập vỡ thì phần còn lại bị đốt và đống tro được dùng để cầu nguyện cho những điều may mắn sẽ tới.

Truyền thống này đã đến châu Âu vào thế kỉ 14, là nơi mà nó kết hợp với lễ kỉ niệm Kitô Giáo trong mùa ăn chay; Ở Tây Ban Nha, ngày chủ nhật đầu tiên của mùa ăn chay hay còn được gọi là Pinata Sunday, đã trở thành một lễ kỉ niệm được biết đến là điệu nhảy Pinata. Theo như ngôn ngữ gốc của tiếng Ý, Pignatta có nghĩa là ‘ Nồi nấu đất nung ‘. Người Tây Ban Nha sử dụng thùng chứa bằng đất sét đơn giản, trước khi bắt đầu trang trí ruy băng, kim tuyến và giấy màu. Ngôn ngữ gốc của tiếng Ý được cho là có liên kết với từ Latin ‘Pinea‘, hay là cây thông.

Truyền thống Pinata của Châu Âu được mang đến đất nước Mexico vào thế kỉ 16. Tuy nhiên đã có một truyền thống tương tự ở xứ Mesoamerica rồi. Truyền thống của người Maya cũng tương tự như truyền thống Pinata hiện đại, bao gồm bịt mắt người tham gia đánh Pinata. Truyền thống của Aztec về ngày sinh của chúa Huitzilopochtli. Các linh mục sẽ trang trí một nồi đất sét với  những chiếc lông đầy màu sắc. Khi chiếc nồi bị phá vỡ bằng cây gậy, kho báu bên trong rơi xuống chân của các vị thần như một món quà để đổi lấy những lời cầu nguyện. Theo ghi chép của địa phương, Pinata lần đầu tiên đã được sử dụng cho mục đích truyền giáo vào 1586, ở Acolman, bang Mexico hiện đại, phía Bắc thành phố Mexico. Các tu sĩ Augustinian đã sửa đổi Pinata của Châu Âu và tạo ra truyền thống Las Posadas cùng tham gia lễ kỉ niệm ngày sinh của chúa Huitzilopochtli, được tổ chức vào giữa tháng 12.

Công giáo Mexico giải thích về Pinata dựa vào cuộc đấu tranh chống lại sự cám dỗ của con người. 7 chi tiết đại diện cho 7 tội lỗi chết chóc. Nồi nung đất sét đại diện cho cái ác, trái cây theo mùa và kẹo bên trong là sự cám dỗ của cái ác. Người bị bịt mắt đại diện cho đức tin. Việc xoay, hát hò, la hét đại diện cho sự mất phương hướng mà sự cám dỗ tạo ra. Trong một số truyền thống, người tham gia bị xoay 33 vòng, mỗi vòng ứng với một năm trong đời của chúa Jesus. Những buổi như thế này đã mang đến Pinata như một hoạt động với ý nghĩa tôn giáo. Quang cảnh người tham gia phá được Pinata được xem như diễn biến trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, hình tượng chiếc Pinata vỡ ra và đem lại những món quà, kho báu tượng trưng cho phần thưởng cho những người kiên định giữ được niềm tin.

Cho đến bây giờ, Pinata gần như đã mất đi tính chất tôn giáo của nó và trở nên phổ biến hơn dưới nhiều hình thức của những buổi tiệc hay lễ kỉ niệm. Những chiếc nồi nung đất sét nay đã được thay thế bằng những khối được làm từ giấy. Ngoài ra việc chế tác Pinata còn được xem như là một loại hình nghệ thuật trên nhiều khu vực. Từng có nhiều buổi triển lãm trưng bày nghệ thuật trong tạo hình Pinata thể hiện rằng đây là một nghệ thuật chứ không chỉ xuất hiện trong các bữa tiệc hay lễ hội, tên của buổi triễn lãm đó là Pinatarama, với sự xuất hiện của 25 nghệ nhân Pinata tại vùng Vertigo Galeria ở thành phố Mexico. Ở vùng Tepalitlan vào năm 2010, ky lục chiếc Pinata lớn nhất thế giới trong lễ truyền thống này đã thiết lập với chiều cao đến 11.2m, được làm từ thuỷ tinh với cân nặng 350Kg.

Văn hoá Pinata ở Mexico

Khi nhắc đến Pinata thực ra sẽ làm chúng ta liên tưởng ngay tới nước Mexico, nơi mà việc chế tác Pinata được phân loại như một phân mảng về chế tác từ giấy và xem như một loại hình nghệ thuật thực sự. Những giải thưởng lớn lên đến 15000 Peso như năm 2007 với tên gọi ‘Concurso de Pinatas Mexicanas’ đã được tổ chức như một lời nhắn gửi duy trì và khuyến khích người dân tiếp tục phát huy truyền thống này. Không chỉ vậy còn có những bảo tàng ở Mexico tổ chức những buổi Workshop với chủ đề hướng dẫn làm thế nào để chế tác ra Pinata truyền thống như một phần trong chiến dịch giới thiệu văn hoá Pinata tới cộng đồng.

Như nhắc đến ở trên, khi mà ý nghĩa tôn giáo của Pinata gần như đã mất đi thì ngược lại trong những lễ kỉ niệm lại gần như giữ nguyên được công dụng của nó, nhất là trong những buổi tiệc sinh nhật. Mỗi người tham gia, thường là các bé, sẽ có mỗi lượt để đánh vỡ Pinata được treo phía trên bởi sợi dây trong điều kiện bịt mắt. Bé sẽ cầm một cây gậy gỗ sau đó được cho quay vài vòng trước khi được đánh Pinata trong khoảng thời gian hạn định thường được quy ước bởi các bài hát truyền thống do người xung quanh hát.

Lời bài hát truyền thống !

Dale, dale dale

No pierdas el tino

Por que si lo pierdes,

Pierdes el camino

 

Ya le diste uno

Ya le diste dos

Ya le diste tres

Y tu tiempo se acabo

Các bạn có thể nghe giai điệu ở đây

Sự thay đổi về hình dạng và kích thước của Pinata theo thời gian

Pinata theo cách truyền thống sẽ được làm dưới dạng bình đất nung và nhiều người nghệ nhân kiếm sống bằng cách bán những mẫu Pinata này cho người mua mang về tự trang trí. Tuy nhiên bây giờ hầu như những chiếc Pinata này giờ đã được thay thế bởi chất liệu bằng giấy và bìa cứng thường trang trí cùng với bong bóng. Lý do chủ yếu là mảnh vỡ của bình đất nung có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Pinata hiện đại bây giờ có đủ các loại hình dáng và kích thước, có thể là hình tượng các nhân vật trong bộ phim hoạt hình hay những nhân vật phổ biến với trẻ em như Batman, Superman, Spiderman hay là chú cá hề Nemo. Một cách truyền thống ở Mexico, đặc biệt là trong dịp Giáng sinh, Pinata sẽ được chứa đầy bởi các loại trái cây như quả ổi, cam, củ đậu hay là thanh cây mía hay những chiếc kẹo được bọc lại. Cũng có một vài chiếc Pinata lại được làm để bẫy người tham gia khi nó chứa toàn nước, bột mì hay những hoạ tiết confetti.

Những chiếc Pinata hình dạng ngôi sao hay quả bóng vẫn được duy trì phổ biến vào những ngày Giáng sinh. Đối với những sự kiện khác, thiết kế truyền thống cho trẻ em, ví dụ như những con lừa gần như đã được thay thế hoàn toàn bởi các nhân vật hoạt hình trên phim của Mỹ hay trên các chương trình tivi. Tuy nhiên do có liên quan đến bản quyền khi hầu hết những thiết kế Pinata mô phỏng này đều không có sự cho phép nên những mặt hàng này hầu chỉ bán dưới hình thức kinh doanh địa phương đồng thời những người bán dạo cũng hay than phiền rằng họ đã quen với việc bán những mẫu Pinata này hàng thập kỷ rồi mà chẳng có vấn đề gì cả. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà luật bản quyền và quan hệ với Mỹ ngày càng gặp khó khăn.

Bây giờ khi mà tài liệu cũng như những thước phim về thế giới quanh ta ngày càng dễ dàng tiếp cận tới mọi miền thế giới thì Pinata không còn là văn hoá quá mới lạ nữa và ngay ở Việt Nam, nhất là trong những dịp sinh nhật đã xuất hiện nhiều hình thức này.

Exit mobile version