Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Quê nhà in dấu nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

Từng nơi gắn bó với tuổi thơ, cuộc đời của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười ở quê nhà xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đều được người dân trân trọng, bảo vệ. 

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại làng Đông Phù, xã Đông Mỹ. Ông sớm giác ngộ cách mạng, năm 1936, khi 19 tuổi, ông hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Những ngày này, ngôi nhà cấp 4 đơn sơ nơi nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng sinh sống có nhiều người đến thăm và tìm hiểu.

Ông Nguyễn Duy Yên (cháu ruột của nguyên Tổng bí thư) cho biết, ngôi nhà này vẫn giữ được gần như nguyên trạng so với ban đầu, chỉ tu sửa lại những chỗ bị hỏng nặng như tường, mái…

Tổng bí thư Đỗ MườiCăn nhà cấp 4 đơn sơ của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười ở xã Đông Mỹ

Bí thư xã Đông Mỹ Lê Tuấn Minh cho biết, dấu ấn của nguyên Tổng bí thư còn hiện diện ở nhiều nơi trong xã như nhà ông Nguyễn Hữu Bằng (thôn 2) – nơi nguyên Tổng bí thư được kết nạp Đảng.

Chùa Hưng Long, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi là nơi nguyên Tổng bí thư sinh hoạt Đảng và hoạt động cách mạng.

Nhà thờ họ Nguyễn Duy, vào những năm 1939-1941 có căn hầm bí mật – địa điểm hoạt động của Xứ ủy Bắc Kỳ, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, cất giấu vũ khí, tài liệu, họp bàn phong trào kháng chiến…

Xem thêm  Treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Tổng bí thư Đỗ Mười

Tổng bí thư Đỗ MườiNgôi nhà nơi nguyên Tổng bí thư sinh ra và lớn lênTổng bí thư Đỗ MườiTổng bí thư Đỗ Mười Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười thắp hương bàn thờ gia tiên trong một dịp Tết. Ảnh: Tư liệu UBND xã Đông MỹTổng bí thư Đỗ MườiLà người được nguyên Tổng bí thư giao phó trông nom nhà cửa, ông Yên kể: Bác tôi yêu cầu phải giữ nguyên căn nhà, mấy năm trước cũng có nhiều người muốn sửa sang lại nhưng ông nhất quyết không đồng ýTổng bí thư Đỗ MườiChân dung nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và ảnh chụp cùng con cháu được treo trên tường nhàTổng bí thư Đỗ MườiTổng bí thư Đỗ MườiNguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chụp ảnh cùng gia đình người cháu ruộtTổng bí thư Đỗ Mười
Trong nhà có trưng bày bức tượng của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười. Theo ông Nguyễn Duy Yên, gia đình được tặng 3 bức tượng, một bức được để lại ở nhà tại xã Đông MỹTổng bí thư Đỗ MườiNhà thờ họ Nguyễn Duy là nơi hoạt động cách mạng của nhân dân Đông Mỹ khi còn chiến tranh, đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp TP năm 2011Tổng bí thư Đỗ MườiNhà ông Nguyễn Hữu Bằng (thôn 2, Đông Mỹ) nơi nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười được kết nạp ĐảngTổng bí thư Đỗ MườiChùa Hưng Long, nơi hoạt động cách mạng và sinh hoạt Đảng của nguyên Tổng bí thư. Ngôi chùa được tu sửa nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp TPTổng bí thư Đỗ MườiCổng tam quan dẫn vào chùaTổng bí thư Đỗ MườiCây đa do nguyên Tổng bí thư trồng trong khuôn viên UBND xã, được nhân dân trân trọng, bảo vệTổng bí thư Đỗ MườiHình ảnh nguyên Tổng bí thư trồng cây đa năm 1996Tổng bí thư Đỗ MườiHơn 20 năm, cây đa đã tỏa bóng phủ một góc lớn sân UBND xã

Xem thêm  Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong ký ức của lão thành cách mạng

Hồng Nhi –  Theo VietNamNet

Link gốc