Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Sốt ruột vì con ăn sáng chậm, mẹ thở dài 1 câu nhưng cảnh báo phụ huynh nên xem lại mình

dạy con

Cách xử sự của mẹ cậu bé Nham Nham dưới đây có lẽ nhiều phụ huynh trong chúng ta đã từng mắc phải.

Sáng sớm, bố đã đi làm, Nham Nham 6 tuổi ngồi bên bàn ăn nhấm nháp bữa sáng. Mẹ ngồi bên cạnh nhìn mà sốt ruột: “Nham Nham, ăn nhanh lên. Mẹ sắp muộn rồi. Con không nhanh lên, mẹ bị đuổi việc thì phải làm thế nào?”

Dường như Nham Nham không nghe thấy, cũng không hề quan tâm mẹ mình có bị đuổi việc hay không, vẫn chậm rãi “thưởng thức” chút cháo đó.

“Con chỉ biết gây phiền phức cho mẹ mà chẳng lo lắng chút nào…” Mẹ Nham Nham thở dài.

Buổi tối bố vừa đi làm về, mẹ cậu bé liền mách tội mẹ. Bố Nham Nham cũng về phe vợ, anh quở trách con: 

“Con không hiểu chuyện chút nào. Mẹ con bận như thế mà con không biết nhanh lên một chút. Sớm biết thế này, bố mẹ không sinh con ra rồi.”

dạy con

Để không gặp phải tình huống như trên, khi lập quy tắc cho con trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý 10 điểm sau đây:

1. Đừng kết tội con

“Con chỉ biết gây phiền phức cho mẹ thôi.” 

Câu này khiến Nham Nham nghĩ mình là đứa trẻ hư, từ đó mất niềm tin vào bản thân. “Mình luôn là như vậy, mình cũng chỉ có thể như vậy, không sửa nổi rồi.” Thế nên điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị nhận định như vậy rồi.

2. Hãy định ra tiêu chuẩn chính xác cho con

Mẹ Nham Nham chỉ nói với cậu bé rằng, “Mẹ sắp muộn rồi. Con phải nhanh lên.”

Nhanh thế nào? Mấy phút? Chị ấy không hề nói rõ, không cho con mình một tiêu chuẩn chính xác.

Hãy nói với con, “Mẹ cho con 2 phút nữa. Sau 2 phút, mẹ sẽ cất bát đi đấy.”

3. Đưa ra hậu quả thích hợp chứ không phải là dọa nạt con

Mẹ nói với Nham Nham, “Mẹ sẽ bị đuổi việc đấy.” Tuy ngày nào chị ấy cũng nói như vậy nhưng chuyện bị đuổi việc này lại không hề xảy ra. Như thế tức là nói dối, con trẻ càng không tin lời chị. 

Thậm chí cậu bé còn bày trò để mẹ ở nhà với mình. Quan niệm giá trị của trẻ con và người lớn không giống nhau. Có lúc bạn cảm thấy sự việc rất nghiêm trọng nhưng trẻ có thể chẳng để ý chút nào.

Hãy nói với con: “Không ăn xong, mẹ sẽ không cho con ăn nữa.” Như vậy tốt hơn là nói “Mẹ sẽ bị đuổi việc” rất nhiều.

4. Phải có hình phạt kịp thời

Trẻ nhỏ rất chóng quên. Chuyện sáng sớm ăn chậm đến tối có thể bé đã quên lâu rồi. Phải có hình phạt kịp thời mới có thể khiến trẻ hiểu và ghi nhớ.

dạy con

5. Hình phạt đối với trẻ phải có thể thực hiện được

Câu nói của bố với Nham Nham là “uy hiếp” không thực tế. Uy hiếp này không hề có tác dụng cảnh cáo gì với trẻ. “Sớm biết thế này, bố mẹ đã không sinh con ra rồi.” 

Lẽ nào bạn có thể nhét bé vào bụng mẹ sao? Câu này chỉ khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi.

Hãy nói với con: “Tối nay con không được uống nước ép hoa quả nữa.” (Nếu Nham Nham thích uống nước ép hoa quả). Như thế hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.

6. Chuyện mình có thể tự giải quyết thì đừng lôi kéo thêm người khác

Việc con ăn sáng chậm là chuyện nhỏ, mẹ là người lớn hoàn toàn có thể tự giải quyết được. Để chuyện đó trở thành bí mật nhỏ giữa bạn và con sẽ giúp bé sửa đổi. 

Chị ấy nói chuyện này với bố của Nham Nham thì sẽ hạ thấp uy tín của mình trong lòng con. Cậu bé sẽ nghĩ: “Mẹ mình cũng vậy thôi. Có thể làm được gì mình chứ? Cái gì mẹ cũng phải dựa vào bố.”

Hơn nữa, lại có người thân phê bình sẽ khiến trẻ bị đả kích thêm một lần nữa.

7. Lập quy tắc cho trẻ phải đơn giản, cụ thể, không được chung chung

Khả năng hiểu của trẻ nhỏ chưa sâu, khả năng tự kìm chế cũng kém. Lập ra quy tắc phức tạp và khó khăn không những không thể khiến con tuân thủ mà còn làm bé bối rối. 

Chẳng hạn như giao việc: “dọn giường”, “quét rác trên nền nhà”, “xếp quần áo vào tủ”… chứ không phải là “dọn dẹp phòng” chung chung.

dạy con

8. Phải nói lý lẽ rõ ràng chứ không phải ra lệnh cho trẻ một cách cụt ngủn và thô lỗ, càng đừng tỏ uy với con

“Con phải nghe lời bố. Bố nói thế nào là thế đấy.” 

Đừng tưởng trẻ còn nhỏ không hiểu gì. Có lẽ con không thể hiểu hoàn toàn lý lẽ mà bố mẹ nói ngay lúc đó nhưng giọng nói ôn hòa và thái độ tôn trọng bé của người lớn sẽ khiến cháu tin tưởng phán đoán của bạn, nghe theo yêu cầu của bạn.

9. Thái độ nhẫn nại, hòa nhã, dễ gần

Nếu là đạo lý phức tạp hay khó hiểu thì nên nhẹ nhàng nói với con: “Đó là quy định ở đây.” hoặc “Đây là quy định của gia đình chúng ta. Tất cả mọi người đều phải tuân thủ.”

dạy con

10. Giảng giải đạo lý cho con theo cách bé thích

Bạn có thể cài đạo lý đó vào một câu chuyện nhỏ để kể cho con nghe, cũng có thể dung hòa nó vào một trò chơi nhỏ rồi cùng chơi với bé, để trẻ tiếp nhận một cách nhẹ nhàng. Vì con, bạn hãy động não nhé.

Ngọc Ánh – Trí thức trẻ

Link

Exit mobile version