Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Tác dụng không ngờ của vỏ cam, từ chưng thành nước để uống đến dùng ngâm với nước, ai cũng nên biết!!!

vỏ cam

Từ lâu, trong y học cổ truyềnTrung Quốc, vỏ cam được ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả.

vỏ cam

Vì thế, mọi người có xu hướng tự tay “chế” những bài thuốc từ vỏ cam để trị bệnh. Phổ biến nhất là sau khi ăn cam xong, chúng ta lấy vỏ cam ngâm nước nóng hoặc nấu để uống. Tuy nhiên, Trung y khuyên không nên sử dụng vỏ cam tươi.

Vỏ cam có thể loại bỏ các vết thâm và đốm đen trên da. Hàm lượng vitamin C trong vỏ cam duy trì độ dẻo dai của da, ngăn ngừa da xỉn màu và tăng cường độ sáng khỏe.

Lợi ích sức khỏe của quả cam nhiều người đã biết nhưng không nhiều người biết rằng vỏ cam cũng có nhiều tác dụng không ngờ:

1. Chữa ho

Đẩy lùi các chứng ho và cảm lạnh thông thường – Vỏ cam cũng có tác dụng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị bệnh cảm lạnh thông thường cùng với các triệu chứng khó chịu như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng.

2. Chữa táo bón

12 gram vỏ cam tươi hoặc 6 gram vỏ cam khô, chưng thành nước uống, có thể chữa táo bón.

3. Chữa tiêu hoá không tốt

Vỏ cam có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao trong chúng giúp điều chỉnh nhu động ruột và phòng ngừa táo bón. Đây là một phương pháp điều trị tốt cho nhiều rối loạn tiêu hóa, gồm khó tiêu, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích, trướng bụng và ợ nóng.

vỏ cam

4. Chữa cảm lạnh, phong hàn

9g vỏ cam khô, 50g gạo, một ít gừng, đun cùng 2 bát nước để lấy 1 bát uống, chữa cảm lạnh, buồn nôn hiệu quả

5. Giảm cholesterol xấu

Vỏ cam có thể giảm lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu – LDL) trong cơ thể. LDL làm tăng nguy cơ bệnh tim và đau tim. Pectin trong vỏ cam giúp giảm cholesterol và thậm chí là giảm huyết áp.

Ngoài những tác dụng chữa bệnh khi chưng thành nước uống thì dùng vỏ cam để ngâm với nước còn mang lại những công hiệu dưới đây:

vỏ cam

1. Dưỡng ẩm da

Vỏ cam với nhiều tinh dầu sẽ giúp làn da trở nên mềm mại, mịn màng và tươi trẻ. Đồng thời giúp loại bỏ các tế bào chết và mụn đầu đen một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, mang lại cho da vẻ tươi sáng rạng ngời. Ngoài ra, vỏ cam cũng giúp làm mờ nám và tàn nhang trên da.

2. Khử trùng, tiêu độc

Do tinh dầu trong các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ và phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Vỏ quýt rửa sạch, để khô giúp khử mùi hôi ở tủ lạnh. Nếu bạn cho vào bếp than vài miếng vỏ quýt khô thì mùi than cũng được khử bớt.

3. Cải thiện giấc ngủ

Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam còn tươi với nước nấu sôi trong một giờ, đậy nắp kín, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, hãy ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần.

4. GIữ ấm

Ngoài ra, cho vỏ cam vào và ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, sau 15 đến 20 phút, cơn đau đầu sẽ giảm đi đáng kể. Ngâm chân bằng nước nóng giúp bàn chân và mạch máu được giãn nở bởi nhiệt, máu sẽ lưu thông từ đầu xuống dưới bàn chân, nên có tác dụng giảm áp lực mạch máu ở đầu.

5. Giảm đau đầu

Mát xa gan bàn chân có thể kích thích kinh lạc, giảm đau đầu. Đặc biệt là huyệt Thông tuyền dưới gan bàn chân, thẳng tới não, mát xa huyệt này có thể dẫn máu xuống, giảm đau đầu.

Đặc Biệt Lưu Ý: không trực tiếp sử dụng vỏ cam tươi để ngâm chân!

Khi ngâm chân, chúng ta cần chú ý: Nên khử các chất độc hại trên vỏ cam trước khi sử dụng. Rửa sạch vỏ cam và ngâm trong nước ngập 5 cm trong 30 phút. Sau đó cho thêm 500 ml dung dịch kiềm hoặc 5-10 gram bột khử trùng rau củ quả, ngâm trong 5-10 phút và rửa sạch lại bằng nước lã. Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể. Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

Tuyệt đối không ăn vỏ cam tươi!

Vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu. Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Không chỉ không tốt cho hệ tiêu hóa, vỏ cam tươi còn có khả năng gây ngộ độc vì hiện nay loại quả này thường bị bơm thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Vì thế, vỏ cam rất dễ dính các chất hóa học nguy hại đến sức khỏe. Nếu sử dụng ngay vỏ cam tươi này, người tiêu dùng sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc.

* Theo vivovn

Exit mobile version