Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Thấy con gái mắc kẹt trên tường đá, thái độ lạ thường của ông bố khiến mọi người nể phục

dạy con

 

dạy con

Bé gái thấy sợ, tựa sát vào phía sau, gần như không dám cử động. Thế những ông bố không hề đưa tay ra giúp con mà còn thản nhiên cầm chai nước khoáng lên uống.

Chuyến đi chơi bổ ích 

Những du khách từng đến lâu đài Neuschwanstein, nước Đức nhất định không xa lạ gì với cây cầu sắt Maria cách đó không xa. Bởi vì cây cầu hẹp này là vị trí đẹp nhất để ngắm nhìn lâu đài, nên hàng ngày người đến đây đông như mắc cửi.

Cách đây không lâu, khi chúng tôi tham quan cây cầu sắt xong, lúc chuẩn bị về, tôi bỗng để ý đến một cặp bố con người Đức. Người bố còn khá trẻ, cô con gái cũng chỉ khoảng ba bốn tuổi.

Khi bố không chú ý, cô bé bỗng trèo lên bức tường đá bên đường. Bức tường chỉ cao khoảng hơn một mét nhưng với bé gái cao chưa đến một mét thì đó rõ ràng là một hành động rất nguy hiểm. 

Điều bất ngờ là bố cô bé không những không can ngăn mà còn có phản ứng hết sức kỳ lạ, thậm chí anh vẫn giữ nguyên nụ cười trên môi.

Có điều, dù gì anh cũng là người bố, tuy không có biểu hiện gì khác nhưng vẫn luôn chú ý đến nhất cử nhất động của con gái.

Bé gái trèo lên bức tường xong sững người nhìn bố, rõ ràng cô bé đã thấy sợ, tựa sát vào phía sau, gần như không dám cử động. 

Nhất định cô bé đang nghĩ, chắc chắn bố sẽ đến bế mình xuống. Cảnh kịch tính xuất hiện, ông bố cúi người lấy chai nước khoáng trong ba lô ra, thản nhiên đứng uống.

 

Bé gái đã quen với hoàn cảnh của mình nhưng vẫn chăm chú nhìn bố, đợi bố đến bế xuống. Lúc này có rất nhiều người vây quanh. Ánh mắt cô bé có chút thất vọng. Người đàn ông không hề đưa tay ra giúp con mà còn cầm chai nước lên uống như không có chuyện gì. 

Con gái anh vừa cố gắng thử tự trèo xuống, vừa nhìn thăm dò xem liệu bố có giúp mình không.

Ông bố này chỉ tay ra hiệu cho con gái xoay người men theo mép đá rồi từ từ trèo xuống. Có điều động tác này khá khó. Cô bé mắc kẹt ở đó, không dám nhúc nhích.

Cuối cùng con gái anh càng lúc càng can đảm. Cô bé bỗng vung tay trái lên chuẩn bị nhảy từ trên tường xuống. 

Mọi người nín thở theo dõi, chỉ thấy ông bố phản ứng rất nhanh, nắm tay trái của con gái thuận hướng kéo lên giúp cô bé tiếp đất an toàn.

Một tràng pháo tay nhiệt liệt vang lên.

dạy con

Suy ngẫm

Chuyện này đã trôi qua được gần nửa năm. Mỗi lần gặp bạn bè quan tâm đến chuyện dạy con, tôi đều kể lại câu chuyện này, sau đó hỏi họ, nếu bạn là ông bố đó, bạn sẽ làm thế nào?

Dù mọi người đều biết toàn bộ quá trình nhưng những ông bố này vẫn nói thẳng cách xử lý của mình.

Cách thứ nhất, không nói thêm gì, không đợi trẻ trèo lên tường đã bế ngay con xuống, tuyệt đối không để cho con mình gặp bất kỳ mối nguy hiểm nào có thể xảy ra.

Cách thứ hai, sau khi con trèo lên thì bế xuống ngay.

Cách thứ ba, sau khi con trèo lên thì bế xuống ngay, đồng thời răn dạy con sao lại không cẩn thận gì cả? Muốn gặp nguy hiểm sao?

Cách thứ tư, khi trẻ cần sẽ giúp đỡ, sau đó nhắc nhở con sau này phải cẩn thận, nếu không sẽ gặp nguy hiểm.

Còn cách thứ năm là trước sau không nói gì con, thậm chí không phê bình, gần như không gì cả.

Khi nói chuyện với một số người Đức, tôi đều cảm thấy không có gì khác biệt. Phần lớn các ông bố bà mẹ châu Âu đều làm như thế.

Trách nhiệm đầu tiên của phụ huynh là giám hộ. Từ “giám hộ” này có thể hiểu là giám sát và bảo vệ. Tức là vấn đề an toàn của con trẻ là vấn đề ưu tiên của bố mẹ. 

Mọi cử chỉ hành động của trẻ trước tiên phải đặt dưới sự giám sát và bảo vệ của chúng ta. 

Nhưng thế không có nghĩa là can dự, không thể quá mức, chỉ cần chưa có nguy hiểm xuất hiện thì nên cho trẻ nhiều không gian tự do hơn.

Một đứa trẻ đến thế giới này cảm nhận và nhận biết nó thông qua việc chạm vào thứ này, sờ vào thứ kia. Bạn không cho trẻ động chân động tay thì con có khác gì chú chim trong lồng?

Theo một nghĩa nào đó, chứng tăng động của trẻ cơ bản là trách nhiệm của người lớn. Vì bạn quản lý con quá nghiêm, chúng chỉ có thể dùng cách nổi loạn theo tiềm thức để phản đối bạn một cách bị động.

Một yếu tố mấu chốt nữa là xác định vai trò giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ châu Âu thường có xu hướng coi con cái là người bạn nhỏ của mình, họ chẳng qua chỉ là một người bạn lớn. Bạn lớn đối xử với bạn nhỏ thế nào? Đương nhiên là chỉ dẫn và giúp đỡ rồi.

Dựa trên điểm này, phụ huynh châu Âu nói chuyện với con cái đặc biệt chú ý đến thái độ và ngữ khí, giọng nói ra lệnh và phê bình cơ bản là không có. 

Trừ phi trẻ mắc lỗi nghiêm trọng, quyết không sửa chữa, bất đắc dĩ lắm mới thi thoảng xuất hiện. Cho dù là bất đắc dĩ phê bình con thì sau đó họ cũng sẽ xin lỗi con.

Trẻ con ở nước cơ đốc giáo cơ bản đều có môi trường trưởng thành tự do tự tại, hoạt bát, thành thực. Bởi lẽ chúng ít khi bị bó buộc nên khi lớn lên, chúng sẽ không phê bình, thậm chí là không mắng chửi người khác. 

Điều đáng quý hơn là môi trường của trẻ được bảo vệ rất tốt, năng lực sáng tạo cũng tốt hơn nhiều.

Với hai điểm này, chúng ta hoặc là coi nhẹ hoặc là can thiệp quá mức. Chẳng hạn như việc nên giám sát thì không giám sát đến nơi đến chốn. 

Ở phương Đông, trẻ em bị buôn bán không phải là hiếm. Ngoài phải trừng phạt nặng tội phạm buôn bán trẻ em ra thì trách nhiệm giám hộ của người lớn lại bị coi nhẹ.

Thế nhưng họ lại dùng danh nghĩa quan tâm và yêu thương để cố gắng can dự không gian tự do của trẻ.

dạy con

Ví như nếu trẻ nhỏ bị ngã, bố mẹ người nước ngoài rất có thể sẽ đứng đó đợi con tự đứng dậy, còn chúng ta chắc chắn sẽ lập tức chạy đến đỡ con lên, miệng không ngừng nói, đừng sợ, đừng sợ, không sao, không sao. 

Kết quả bé vốn không sợ lại bị hành động của người lớn làm cho sợ phát khóc.

Từ một ý nghĩa nào đó, trẻ em không phải khôn lớn vì sợ mà là vì bị khiển trách. Sự khác biệt này thật sự không nhỏ.

HỒNG ÁNH, THEO TRÍ THỨC TRẺ

Link

Exit mobile version