Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Tiểu sử cố tổng bí thư Đỗ Mười

Họ và tên: Nguyễn Duy Cống

Tên gọi khác: Đỗ Mười
Ngày sinh: 02/02/1917
Quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Là một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, đông chí đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1939, đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. 

Năm 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò – Hà Nội. Tháng 3-1945, đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông. Sau tháng Tám 1945 đồng chí giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định; Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư liên Khu uỷ III kiêm Phó Chủ tlch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III; Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng. 

Xem thêm  Tổ chức quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong hai ngày

Năm 1955 đồng chí là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng. 

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3-1955) đồng chí được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II. 

Năm 1956, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương. 

Năm 1958, đồng chí được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá II nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. 

Tháng 9-1960 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Từ năm 1961 đến 1969, đồng chí lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. 

Từ 1969 đến 1971 đồng chí được cử giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng. 

Năm 1971, đồng chí được bầu là đại biểu Quốc hội khoá IV, được Quốc hội bầu giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6-1973 đến tháng 11-1977 đồng chí được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Quốc hội khoá V, VI. 

Tháng 12-1976 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976-1981. 

Xem thêm  Ẩn số vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tháng 7-1981, đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá VII và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Tháng 3-1982 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 

Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá VIII. 

Tháng 6-1988, Quốc hội khoá VIII bầu đồng chí giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII đồng chí Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6-1991 – 12-1997). Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá IX. 

Tháng 12-1997 đồng chí Đỗ Mười được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Theo hudt.vn

Link gốc