Thứ Bảy, Tháng Tư 20
Shadow

Vi khuẩn khiến chủ tịch xã đi cứu trợ lũ tử vong từng ‘bị lãng quên trong một thời gian dài’

Ông Phan Thanh M. – chủ tịch xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã tử vong vì có vết thương ở gối khi đi giải cứu bà con mắc kẹt vùng lũ và dẫn tới nhiễm vi khuẩn whitmore.

Nhiễm vi khuẩn whitmore khi ứng cứu người dân mắc kẹt trong lũ

Vào tháng 10/2020, khi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngập lụt, ông M đã đi giúp ứng cứu thành công nhiều người dân bị mắc kẹt.

Trong quá trình ứng cứu, ông bị thương khớp gối phải. Vì tính cấp bách của việc di dời, ứng cứu dân, ông M xem đó là vết thương nhẹ, tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày và cấp phát lương thực cho người dân.

Lũ rút, ông M bị sốt nhẹ, ra trạm xá xã tiêm thuốc giảm sốt nhưng không thuyên giảm. Từ đó, ông được chuyển vào Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba (Đồng Hới) nhưng tình hình không cải thiện, bệnh tình ngày một xấu hơn và ông phải chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Vi khuẩn Whitmore

Xem thêm  Thấy con gái mắc kẹt trên tường đá, thái độ lạ thường của ông bố khiến mọi người nể phục

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm trùng máu. Các bác sĩ điều trị cho ông M. chẩn đoán vi khuẩn nước bạc có tên burkholderia pseudomallei gây ra bệnh Melioidosis cấp tính hay còn gọi là whitmore từ viêm khớp gối phải, khiến ông M. phải thở máy, lọc máu liên tục. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu rất nặng, phổi bị đen dẫn đến tử vong vào ngày 11/11.

Theo TS BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh Whitmore do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây nên (chưa có vaccine dự phòng). Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Burkholderia pseudomallei thường cư trú trong đất, nước hoặc bụi đất.

TS Tình cho biết, đường xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc giữa vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Con đường lây bệnh qua hít phải bụi hoặc ăn phải thức ăn có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là rất hiếm gặp.

Bệnh nguy hiểm thế nào?

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm khuẩn toàn thân hay còn gọi nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Xem thêm  Thầy giáo dạy lái xe bị đánh vì sờ đùi nữ học viên: "Tôi sẽ kiện đến cùng, không hòa giải nữa"

Những trường hợp tử vong thường do bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính từ trước (đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh phổi mạn tính…) tỷ lệ tử vong cũng cao hơn khi mắc Whitmore.

TS Tình cho biết, trong một thời gian dài, căn bệnh này bị lãng quên nên bệnh cảnh Whitmore thường bị che lấp trong các bệnh nhiễm khuẩn khác; trên thực tế bệnh Whitmore vẫn âm thầm tồn tại.

Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, bằng các loại kháng sinh đặc hiệu với Burkholderia pseudomallei.

TS Tình cho biết nếu bệnh ở giai đoạn muộn đã xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng thì tỷ lệ tử vong rất cao và tỷ lệ tử vong này cũng tương đương khi cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn khác như: trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng.

Phòng bệnh, theo TS Tình hiện nay sau lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm người dân hết sức cẩn trọng. Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc bùn nước, đặc biệt là những nơi ô nhiễm.

Trang bị đầy đủ giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nước nhiễm bẩn.

Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn.

Theo Pháp luật bạn đọc