Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

8 câu nói giúp bạn không phải hối tiếc vì những lựa chọn sai lầm trong đời

lựa chọn sai lầm

Trong đời, có những điều bạn luôn nghĩ rằng mình đang làm đúng nhưng thử ngẫm kỹ hơn một chút sẽ thấy đằng sau đó dường như còn có một câu chuyện khác…

lựa chọn sai lầm

1. Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho là mình thông minh

Giả ngốc không phải là giả tạo, dối lòng mình mà chính là một loại ứng xử thông minh. Người thông minh thật sự, thường là không bao giờ thể hiện cho người khác thấy sự khôn ngoan của mình.

Kẻ thông minh nhìn ngoài mặt thì thấy ngu dại, hồ đồ, thực tế trong tâm không chuyện gì không rõ. Nói cách khác, họ biết rõ lúc nào cần thể hiện ra sự thông minh, lúc nào không cần thể hiện.

Hơn nữa, trong cuộc sống có những sự tình biến hóa quá phức tạp, quá nhanh. Dù bạn thông minh đến mấy cũng không thể một mình xoay xở tất cả mọi việc. Vậy thì thể hiện sự thông minh ra nào có ích gì đây?

2. Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của

Khoe của cũng có nghĩa là bạn phải tìm cách giữ của, tìm cách tránh những ánh mắt nhòm ngó của người khác. Khoe của cũng là biểu hiện tự mãn của người không có hàm dưỡng.

Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy được rằng, của cải vật chất trên đời vốn chẳng thực sự thuộc về bạn. Khi sống tiền chất đầy tủ, vàng bạc đầy kho nhưng lúc nhắm mắt xuôi tay cùng lắm chỉ mang theo được một nắm gạo, một đồng xu để qua đò dưới Địa phủ mà thôi!

Bạn chỉ là một cái túi đựng của cải, không hơn không kém. Khi trăm năm trôi qua, của cải từ tay bạn sẽ đổ sang một cái túi khác, có thể là con cái, thân nhân, cũng có thể là người dưng, kẻ lạ. Như vậy khoe của cũng nào có ích chi, chẳng qua là để thoả mãn cái hư danh tức thời mà thôi!

Hơn nữa, không phải vì bạn khoe khoang giàu sang mà kết thêm được tri kỷ, có thêm được quý nhân. Trái lại, chỉ có tiểu nhân, kẻ hám danh, hám lợi, ưa xu nịnh vây đến quanh bạn.

lựa chọn sai lầm

Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của . Ảnh dẫn theo anhdepsaigon.com

3. Thà rằng giả thua, chứ đừng luôn hiếu thắng

Có câu: “Thất phu chịu nhục tuốt kiếm tương đấu”. Người không biết lý lẽ thường chọn giải pháp tranh đấu, bạo lực thay vì nhún nhường, nhẫn nhịn. Họ thậm chí không chịu nổi một lời châm chọc nhỏ, không nén được một cái giận cỏn con.

Thực ra những người làm việc lớn thường có tâm nhẫn rất lớn. Họ có thể giả thua chứ quyết không tranh đấu thắng thua đến cùng. Họ sẵn sàng lùi lại một bước, nhường đường cho người khác, chính là không tranh với đời, không hiếu thắng.

4. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ

Rất nhiều người ham lợi, không bao giờ muốn chịu thiệt thòi, kém phần. Họ dùng mọi chiêu thức để trục lợi, tranh hơn thua, muốn được vượt trội người khác. Nhưng thực ra, những người đó chính là sống khổ sở nhất, trong lòng luôn bất an, không phút nào được thanh thản.

Họ không hiểu rõ cái lý nhân – quả, chịu thiệt lại chính là nhận được phúc báo. Thiệt thòi một thì được bù đắp gấp mấy về sau. Người có thể chịu thiệt một chút cũng dễ dàng kết được bạn tốt, bởi ai cũng muốn gần họ, không đề phòng họ.

Người có thể hy sinh vài món lợi nhỏ nhoi trước mắt để đối lại lấy lòng người, nhân tâm, những thứ vốn dùng bao nhiêu tiền cũng không mua nổi, ấy mới thực là người chiếm được lợi ích lớn nhất vậy.

5. Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc

Vất vả một chút cũng tốt, bạn có thể rèn luyện ý chí, kiên định lập trường, từ trong gian khổ mà trưởng thành. Ham muốn hưởng lạc sẽ chỉ sinh ra những cảm xúc tiêu cực, ma tính, bào mòn tâm hồn bạn.

Người cần cù đến đâu cũng được quý mến, kẻ ham chơi, hưởng lạc thì tới đâu cũng không chiếm được lòng tin. Người chịu khổ, chịu thương chịu khó thì càng có nhiều cơ hội thành đạt. Kẻ chỉ biết ăn sung mặc sướng khi lâm đại nạn sẽ chẳng bao giờ vực dậy được nữa.

lựa chọn sai lầm

Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc. Ảnh dẫn theo Flickr.com

6. Thà rằng là người bình thường, cũng đừng “mua danh chuộc tiếng”

Sống một cuộc đời bình thường, có thể đủ cơm ăn, áo mặc, có một mái ấm, một công việc yêu thích, một tri kỷ thấu hiểu được mình thì đã chính là hạnh phúc rồi vậy! Hạnh phúc chính là được sống đơn giản, bình thường.

Rất ít người biết được điều đó, thường cả một đời truy cầu, mua danh, chuộc tiếng, khiến cả thân lẫn tâm đều thật mệt mỏi. Họ gây ra bao chuyện thị phi cũng chỉ bởi cái danh, cái lợi nhỏ nhen ấy.

7. Thà rằng tự tin, cũng đừng mù quáng bi quan

Ở một khía cạnh nào đó, lòng tự tin cũng tiếp thêm cho người ta sức mạnh. Đôi lúc bạn có thể tự tin thái quá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn xấu. Thà rằng có niềm tin và bước tới còn hơn mù quáng, bi quan, chán nản để rồi tuột khỏi tầm tay biết bao nhiêu cơ hội.

8. Thà khỏe mạnh, còn hơn “công danh lợi lộc”

Sức khỏe là vàng, là vốn quý quan trọng hàng đầu trong đời mỗi người. Công danh, lợi lộc có thể chỉ là vật trang trí, điểm trang cho cuộc đời bạn lộng lẫy hơn, thiếu đi một chút cũng không hại gì.

Nhưng nếu không thể có sức khỏe, không thể tận hưởng cuộc sống này, mọi thứ trong đời bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, bạn đã mất đi tất cả.

Cuộc sống này là do bạn lựa chọn. Tốt hay xấu, tươi đẹp hay u ám, tất cả đều phụ thuộc vào thái độ của bạn mà thôi. Bạn nhìn cuộc sống bằng lăng kính nào, nó sẽ hiện lên đúng với màu sắc đó.

Hạnh phúc thực ra thật đơn giản, chỉ là bạn biết thay đổi thái độ sống và góc nhìn. Bắt đầu từ hôm nay, hãy chọn cho mình một góc nhìn tốt nhất bạn nhé!

* Theo dkn

Exit mobile version