Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền là ba thế lực lớn thời kì Tam Quốc, mỗi người có một chiến lược dùng người của riêng mình, vậy nếu đặt ba nghệ thuật dùng người lên bàn cân để so sánh, ai sẽ là người nhỉnh hơn?
1. Cách dùng người của Tào Tháo
Tào Tháo dùng người không phụ thuộc vào địa vị cao hay thấp hay xuất thân của người đó. Đối với Tào: “duy tài thị cử lệnh”: Chỉ cần là người tài thì sẽ đều được trọng dụng.
Tào Tháo rất biết cách dùng người. Để có được nhân tài, ông cũng không tiếc dùng thủ đoạn. Tào chiêu hiền đãi sĩ, tuyển hiền tài rộng khắp, hiền tài thiên hạ về dưới trước của Tào chẳng khác nào nước về nguồn.
Một trong những phương pháp chiêu mộ hiền tài của Tào Tháo đó là “đào chân tường”, chiêu mộ hiền tài từ kẻ địch.
Tào Tháo tuy luôn cầu hiền tài, yêu người tài như mạng sống nhưng đồng thời cũng không thoát được việc bị tư tưởng đố kị, ghen ghét trói buộc.
Tào Tháo mặc dù biết cách dùng người, nhưng đôi khi ông có những động thái không rõ ràng. Điều quan trọng nhất là Tào Tháo đa nghi, hơn nữa còn thích nghi kị. Ông chú trọng tài năng, tạo cơ hội cho nhiều hiền tài ở tầng lớp trung lưu và hạ lưu có cơ hội thể hiện bản lĩnh, đồng thời cũng tạo ra sân khấu thể hiện tài năng nhiều anh hùng xuất thân thấp kém, bần hàn. Cách dùng người của Tào Tháo là một kinh nghiệm quý báu cho hậu thế.
2. Cách dùng người của Tôn Quyền
Phương pháp dùng người của Tôn Quyền có một đặc điểm đáng chú ý, đó là dám mạnh dạn sử dụng người mới. Khi Tôn Quyền chỉ định Chu Du đánh Tào Tháo trong trận Xích Bích, Chu Du chỉ mới ngoài hai mươi tuổi. Sau khi Chu Du chết, Tôn Quyền cử Lỗ Túc để tiếp quản các vấn đề quân sự. Sau Lỗ Túc, đến lượt Lã Mông, đây cũng là một chàng trai trẻ anh tuấn và tài giỏi, người đã đánh bại Quan Vũ, một trong “ngũ đại hổ tướng” của Lưu Bị ở trận Kinh Châu, giúp Đông Ngô giành lại được căn cứ địa chiến lược. Sau đó, khi Lưu Bị quyết tâm phạt Đông Ngô, trả mối thù giết huynh đệ, Tôn Quyền lại “liều” trọng dụng một thư sinh vô danh là Lục Tốn, người có công đầu đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị tại trận Di Lăng.
Có thể thấy nhân tài ở Đông Ngô luôn ở vào thế “có người kế nhiệm”, người trước ngã xuống, ngay lập tức có “hảo hán” khác lên thay thế, không để xảy ra cuộc khủng hoảng tài năng tương tự ở Thục Hán. Ở điểm này, Đông Ngô có vẻ cao hơn Thục Hán một nước cờ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh dùng người của Tôn Quyền.
3. Cách dùng người của Lưu Bị và Gia Cát Lượng
Trước hết, Lưu Bị rất giỏi trong việc thu phục lòng người, hạ mình cầu hiền. Thứ hai, Lưu Bị cũng sử dụng phương pháp “đào chân tường” để tìm kiếm nhân tài. Triệu Vân, một trong “ngũ đại hổ tướng” cũng được “đào” từ người ban cũ là Công Tôn Toản. Lưu Bị giỏi chiêu mộ nhân tài và cũng giỏi sử dụng nhân tài. Tuy nhiên, về mặt dùng người, Lưu Bị đã bỏ qua một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là: Dùng người mới
Do đó, trong cuộc đấu tranh giữa trí tuệ và quyền lực này, một khi các “cựu chiến binh” chết, Thục Hán sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài năng. Cần phải nói rằng, việc thiếu hiền tài là một trong những lý do quan trọng khiến Thục Hán là nước đầu tiên bị diệt vong. Về việc này, Lưu Bị có thể thoát được liên quan? Trong rất nhiều trường hợp, Lưu Bị cũng cho thấy mình là người thiên vị, thưởng phạt bất minh, vì “nghĩ nhỏ” mà quên đi “nghĩa lớn”.
Nhìn vào cách dùng người của 3 “ông lớn” thời Tam Quốc, nếu bạn là ông chủ, bạn nên học hỏi và tiếp thu, để tìm được cho mình cách dụng quân khôn ngoan, còn nếu bạn đang là “quân” thì hãy cố gắng phát triển bản thân để dù có ở dưới bất cứ “trướng” nào cũng có đất dụng võ.
Như Quỳnh – Theo Trí Thức Trẻ