Ảnh minh họa.
Số tiền đó vốn dĩ cha anh tích cóp lại để mua trâu về làm ruộng. Nhưng trong một tình huống bất đắc dĩ, chàng trai nghèo đã quyết định dùng khoản tiền ấy để mua 5 con rùa.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có 1 chàng thanh niên sống cùng với cha. Hai người dựa vào một mảnh đất nông nghiệp nhỏ làm kế sinh nhai. Tuy nhà nghèo nhưng tình cảm cha con rất khăng khít.
Thời gian trôi qua, sức khỏe người cha ngày càng yếu đi. Mọi thứ đều phải trông chờ vào vài ba thước đất cằn cỗi. Vào một ngày kia, ông đã đưa cho con trai mình một món tiền đã tích cóp bao năm, dặn anh lên thành phố tậu một con trâu về để phục vụ cho việc canh nông.
Ảnh minh họa.
Người con sau khi nghe lời cha dặn dò, khăn gói lên đường.
Anh băng qua những cánh đồng khô héo, những con đê to lớn, sau khi thấm mệt, anh dừng chân ngồi nghỉ cạnh dòng sông.
Bỗng nhiên, từ xa vẳng lại tiếng ồn ào náo nhiệt của đám trẻ con, cảm thấy tò mò, anh đi về phía chúng. Tới nơi, anh thấy một đứa đang cầm cành tre vụt vào những vật giống hòn đá. Sau khi nhìn kỹ thì ra đó là những con rùa, bị bọn trẻ đập bắt thò đầu ra.
Chàng thanh niên cảm thấy không thể nhẫn nhịn được nữa liền nói với bọn trẻ: “Bọn em sao lại đập rùa như thế? Rùa cũng có sinh mạng, cũng biết đau, biết sợ!”
Bọn trẻ khó chịu đáp: “Không dễ gì mới dụ được con rùa mẹ và mấy con rùa con này, bọn tôi thích làm gì với chúng nó thì làm, liên quan gì tới anh!”
Bọn trẻ vẫn hành hạ những con rùa, chàng thanh niên lại nói: “Con cái nhìn thấy cha mẹ bị người khác lạm dụng, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, bố mẹ nhìn thấy con cái bị chịu khổ sẽ cảm thấy đau khổ! Hay là bọn em hãy tha cho rùa mẹ và lũ rùa con đi!”
Bọn trẻ vẫn thờ ơ với những lời chàng thanh niên nói, chúng buộc lũ rùa vào với nhau. Chàng thanh niên hỏi bọn trẻ sao lại làm vậy, chúng nói sẽ mang rùa đi bán.
Anh hỏi chúng là bán bao nhiêu tiền, bọn trẻ liền nói đại số tiền rất lớn, chàng thanh niên sờ trong túi tiền của mình, nếu như đưa tiền cho bọn trẻ thì sẽ không còn đủ tiền mua trâu nữa, nhưng anh nhìn lũ rùa bị như vậy, lòng không kiềm được, thế là đưa hết số tiền này cho bọn trẻ.
Chàng thanh niên nhìn bọn trẻ đi rồi mới bắt đầu tháo dây, thả từng con xuống nước. Lũ rùa quay đầu nhìn chàng thanh niên, ánh mắt dưng dưng dường như không nỡ dời chàng.
Chàng thanh niên hét lớn: “Đi đi! Nếu như bọn trẻ quay lại, chúng mày sẽ lại phải chịu đau khổ, hãy bơi đi thật xa để tao yên tâm!”
Lũ rùa dường như hiểu lời anh nói lặn xuống dòng sông, nhưng khi bơi đến giữa dòng chúng vẫn quay đầu lại nhìn anh.
Chàng thanh niên về tới nhà, kể lại câu chuyện với cha, cha anh nghe xong vui mừng nói: “Con làm tốt lắm! dùng số tiền đó cứu mạng 5 con rùa còn quý hơn mua được con trâu! Chúng ta sức lực vẫn còn thì vẫn có thể nỗ lực kiếm lại số tiền đó.”
Đêm hôm đó, người cha đột nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa, ông mở cửa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con trâu đứng đó, trên cổ có đeo một tờ giấy ghi: “Lũ rùa chúng tôi thu thập được vàng vụn ở dòng sông, đổi lấy con trâu báo đáp ân nhân.”
Lời bình
Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện được truyền miệng lại nhưng nó thể hiện 2 quan niệm đối với sinh mạng:
Một loại coi thường sinh mệnh, coi tính mạng của các loài khác như cỏ như rác, đôi mắt họ không nhìn thấy sự thống khổ và nỗi sợ của các sinh linh khác mình.
Còn một loại là tình yêu thương rộng lớn tới chúng sinh, dù cho hình dáng có khác với chúng ta, nhưng vẫn tôn trọng, vẫn quan tâm tới quyền sinh tồn của chúng.
Từ bi bảo hộ chúng sinh là một cảnh giới của tâm thức tốt đẹp, hy vọng mọi người trong cuộc sống hãy dùng tâm mình để thể hội với vẻ đẹp tự tự nhiên, vẻ đẹp của sinh mạng, dùng tâm quảng đại yêu thương kiến tạo một thế giới hòa bình và hạnh phúc.
Viết Minh – Trí thức trẻ
Link