Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Dù là ai cũng không thể tránh được 5 việc này, cần tự ý thức để bình tĩnh đối mặt!

Phật

Có 5 việc ở đời, dù bạn là ai cũng không thể tránh được. Vì thế hãy bình tĩnh đối mặt sẽ tốt hơn là lo lắng u sầu.

02 từng dạy các đệ tử của mình rằng:

“Có 5 việc, tất cả mọi người, bao gồm đàn ông, đàn bà, già trẻ trai gái, người tại gia hay người xuất gia, đều phải thường xuyên tự ý thức và nhắc nhở bản thân:

Ta sẽ già đi, ta không thể tránh được việc trở nên già yếu.

Ta sẽ đau ốm, ta không thể tránh được bệnh tật.

Ta sẽ chết, ta không thể tránh được cái chết.

Tất cả mọi thứ của ta, rồi sẽ có lúc bỏ ta mà đi.

Ác nghiệp mà ta đã từng gây ra, cuối cùng ta sẽ phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, lời cảnh báo này có thể cảnh báo đến những người đang cảm thấy tự hào rằng mình còn tráng kiện khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, có trong tay mọi thứ và cả những người làm việc xấu mà chưa bị phát giác, để giúp họ trở nên tỉnh táo hơn, tiết chế bản thân hơn, từ đó dẫn dắt họ bước vào con đường tu tập.”

Phật

Tranh minh họa.

Vua Văn Trà của đất nước Magadha rất yêu thương người đệ nhất phu nhân của mình. Một hôm, vị phu nhân này đột ngột qua đời. Sự ra đi của bà khiến nhà vua đau đớn tột cùng, cả ngày không thiết đến ăn uống, buông bỏ việc triều chính, tiều tụy quỳ phục bên di thể vợ.

Ông còn yêu cầu cận thần táng thi thể phu nhân trong dầu mè để thi thể không bị phân hủy, như thế ông có thể đến nhìn bà bất cứ lúc nào.

Người này theo lệnh vua, đặt một cái máng thép rất lớn để lo việc an táng cho đệ nhất phu nhân nhưng trong lòng vẫn băn khoăn, cho rằng nếu làm như vậy thực sự không phải cách hay. Thay vào đó, mình phải tìm cách hoặc tìm ai đó giúp nhà vua giải tỏa nỗi u sầu trong lòng.

  • Phật

    Nếu đang ở độ tuổi từ 35-55, bạn nhất định nên xem bức tranh này!

Khi đó, tôn giả Nārada vừa hay đang đi giảng đạo ở thủ đô của nước Magadha và đang sống trong trúc lâm viên của một vị trưởng giả. Tôn giả Nārada nổi tiếng là một người học vấn uyên bác, khả năng hùng biện hơn người, rất được người dân địa phương kính trọng.

Biết thông tin này, cận thần của vua Văn Trà liền bẩm lên vua và gợi ý rằng vua nên gặp tôn giả Nārada một lần. Nhà vua đồng ý, sai vị cận thần đến nói chuyện với tôn giả Nārada để thu xếp một cuộc gặp.

Tôn giả Nārada sau khi nghe trình bày cũng đã chấp nhận đón tiếp vị khách đặc biệt này.

Vua Vương Trà cùng đoàn tùy tùng của mình đến bên ngoài trúc lâm viên thì xuống xe đi bộ vào bên trong.

Sau màn gặp gỡ chào hỏi cung kính, tôn giả Nārada nói: 

“Đại vương, đừng vì những chuyện vô thường, không thực tế mà buồn phiền. Tại sao ư? 

Bởi lẽ tất cả chúng sinh trên cõi đời này, dù có làm thế nào đi chăng nữa, đều không thể có được 5 việc, đó là không già, không bệnh, không chết, không mất đi những gì đang có, không phải trả giá cho những điều ác mình từng làm.

Thưa Đại vương, những người bình thường chưa từng nghe đến đạo lý này, khi họ già đi, ốm đau hay chứng kiến người thân mất đi, những thứ đang có bị tiêu tán, hủy hoại, họ thường không nghĩ được rằng những việc này ai cũng sẽ phải trải qua chứ chẳng riêng gì mình, vì thế mà họ trở nên ưu sầu, khổ não, đau thương thậm chí chắng thiết ăn uống, phản ứng chậm chạp đến mê loạn.

Phật

Sinh, lão, bệnh, tử là những việc không ai có thể tránh khỏi trên cõi đời này.

Cứ như thế, người thân thiết sẽ lo cho họ còn kẻ thù của họ thì ngược lại, hẳn chúng sẽ vui ra mặt.

Việc này giống như bị trúng mũi tên ưu sầu đã được tẩm qua thuốc độc vậy, nó gặm nhấm và hủy hoại chính bản thân chúng ta, khiến chúng ta phiền não, trở thành con người khác, khiến chúng ta tự hủy hoại sức khỏe của mình thậm chí là vì thế mà mất mạng.

Ý thức được bản chất vấn đề, Đại vương sẽ rút được mũi tên độc đó ra khỏi người, hóa giải được phiền muộn do sinh, lão, bệnh, tử gây ra.”

Nghe tôn giả Nārada nói vậy, nhà vua liền hỏi lại: “Danh xưng của pháp môn này là gì vậy? Nên tu thế nào?”

“Đây gọi là pháp hôm hóa giải họa hoạn ưu sầu, nên bắt đầu tu từ mỗi một ý niệm, một suy nghĩ tu đi.” – Tôn giả Nārada trả lời.

“Quả đúng là pháp môn hóa giải họa hoạn ưu sầu. Sau khi nghe tôn giả nói, mọi phiền não trong ta đã biến mất.” – Nhà vua nói và mời Nārada thường ghé qua hoàng cung để giảng đạo, giúp người dân trong nước cùng được hưởng lợi.

Nguyễn Nhung – Trí thức trẻ

Link

 

 

Exit mobile version