Theo trang CNBC, thông tin này đã được nghiên cứu và công bố trên Tạp chí Nhân phẩm và Tâm lý học xã hội.
Tìm kiếm vị trí số 1 có vẻ là con đường chắc chắn nhất để chạm tay tới đỉnh vinh quang, nhưng nghiên cứu mới cho thấy dành thời gian giúp đỡ người khác, ngay cả khi chẳng được lợi lộc gì, có thể mới là con đường tốt nhất để giúp bạn thăng tiến và luôn kiếm nhiều tiền.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nhân phẩm và Tâm lý học xã hội cho thấy người ích kỷ kiếm được ít tiền hơn những người luôn sẵn lòng thu xếp thời gian làm việc của mình để giúp đỡ người khác.
Các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu tại đại học Stockholm, Viện nghiên cứu Tương lai và đại học Nam Carolina đã phân tích nhiều nguồn dữ liệu, điều tra bảng hỏi với hơn 57.000 người ở châu Âu và Hoa Kỳ về cách cư xử và thái độ để đánh giá “tính xã hội” của một cá nhân hoặc họ quan tâm và đầu tư như thế nào vào sự thành công và giàu có của người khác. Sau đó, họ điều tra tác động của sự hào phóng hoặc sự ích kỷ đến thu nhập và tăng lương của cá nhân.
Kết quả như thể một lần nữa khẳng định thêm quy tắc vàng: Những người ích kỷ không bao giờ đứng đầu trong danh sách những người có thu nhập cao.
Đúng hơn là, những người không hào phóng lắm hoặc rơi vào khoảng giữa những người cực ích kỷ và cực vị tha lại có thu nhập cao. Những người luôn vị tha hoặc hào phóng trong suốt sự nghiệp của mình lại là những người có mức tăng lương cao nhất.
Brent Simpson, một trong những tác giả của nghiên cứu này, đồng thời là giáo sư Xã hội học tại đại học Nam Carolina chia sẻ rằng: “Những người ích kỷ sẽ đặt bản thân họ vào một công ty hoặc một tổ chức trả lương cao. Nhưng một người rất hào phóng trong công ty mới là người có mức tăng lương cao nhất”.
Những người coi trọng lợi ích cá nhân và thành công của họ có xu hướng theo đuổi những công việc mang lại cho họ lợi ích lớn như lương thưởng nhiều, mức lương hấp dẫn hay cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp trong các lĩnh vực như tài chính.
Trong khi đó, người hào phóng hơn có xu hướng nhận những công việc trả lương thấp hơn bởi điều họ tập trung thực sự là nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ của họ mà của những người khác nữa. Ví dụ, người rộng lượng có xu hướng trở thành nhà giáo, các nhân viên xã hội, sĩ quan cảnh sát hay lính cứu hỏa .
Những người không hào phóng lắm có thể kiếm được nhiều tiền nhất bởi họ tự chọn lựa công việc cho họ những lợi ích tài chính tốt hơn, không phải bởi vì sứ mệnh công việc hay thành công sự nghiệp.
Nhưng khi rà soát lại tiền lương của một người trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng sự hào phóng đã chiến thắng sau một cuộc chạy đua dài.
Simpson nói: “Trong các tổ chức, những người thường xuyên giúp đỡ người khác có nhiều khả năng được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo và quản lý. Trở thành một người có khả năng chơi theo nhóm được đánh giá rất cao trong xã hội ngày nay. Những người chỉ biết đến bản thân thường ít được đồng nghiệp yêu quý. Mà điều đó lại kéo theo hệ lụy liên quan đến thăng chức và tăng lương”.
Dù bản thân chúng ta đôi khi cũng có những người đồng nghiệp ích kỷ, dù phác thảo tư duy của Simpson về ảnh hưởng của sự ích kỷ đối với sự thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng nhiều người vẫn cho rằng ích kỷ cũng giúp ích cho họ nơi công sở. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết mọi người đều hy vọng những người ích kỷ có thể có một đời sống cá nhân hào phóng hơn.
Người hào phóng nhất sẽ được tăng lương nhiều nhất và thường xuyên nhất
Simpson nói: “Chúng ta thích làm việc với người hay giúp đỡ người khác và rộng lượng, có thể hỗ trợ cả team. Hầu hết chúng ta không thích những người lúc nào cũng chỉ biết hỏi “Trong đó có gì cho tôi?”. Sự khôn ngoan không đánh giá cao cách chúng ta phụ thuộc vào người khác để có được”.
Nghiên cứu mới này hoàn toàn ăn khớp với nghiên cứu trước đây, ví dụ như cuốn sách năm 2013 của Adam Grant “Cho và nhận: Cách mạng tiếp cận thành công”. Thông qua các buổi phỏng vấn với những người thành công, Grant đã thấy rằng bản chất cống hiến dẫn đến mức lương có triển vọng tốt hơn, tác động tốt hơn đến nơi làm việc và sự hạnh phúc. Nghiên cứu của ông nhấn mạnh rằng một nhân viên cố gắng làm thay cho người khác là không cần thiết, đơn giản chỉ là hướng dẫn, chia sẻ lời khuyên về cách sử dụng một thiết bị mới hay máy móc mới mà không cầu lợi cũng đủ tạo ra ích lợi.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con đường sự nghiệp của bạn có thành công hay không không phụ thuộc vào công việc bạn chọn là gì mà phụ thuộc vào cách bạn đạt được những thành tựu trong quá trình giúp đỡ người khác tiến bộ.
Theo Nguyễn Nguyễn
Nhịp sống kinh tế/ cafebiz