Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Nỗ lực 99% cũng vô dụng, người thông minh là người biết sống hết mình 1% còn lại của cuộc sống

Thực ra, ai trong chúng ta cũng đều từng ngốc nghếch như vậy: đối xử với người ngoài thì khách khí, còn đối với người thân thì lại luôn “giận cá chém thớt”.

Cafebiz, người thông minh

01.

Mấy năm qua V. bận rộn đi khám phá các di tích khảo cổ trên thế giới. Khi sắp kết thúc chuyến hành trình, một vị tổng biên tập ngỏ ý muốn đi cùng anh ấy ở chặng cuối. Trong suốt thời gian đi khảo cổ, V. dường như tách ra khỏi xã hội, không tivi, không mạng xã hội, anh ấy không biết gì về tin tức bên ngoài. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ở chặng khảo cổ cuối, V. nói với vị tổng biên tập kia: “Anh kể tôi nghe chuyện mấy năm qua được không?”.

Vị tổng biên tập đó chỉ trong chưa đầy 10 phút đã kể hết chuyện của mấy năm đó cho V. nghe.

V hỏi: “Chỉ vậy thôi ư?”

Tổng biên tập nói: “Chỉ vậy thôi!”

Nhìn dáng vẻ có phần khó hiểu của V. vị tổng biên tập tiếp lời: “Ngay cả ngày thứ 2 sau khi sự việc xảy ra, nói tôi kể lại tôi cũng chẳng có hứng thú để kể nữa”.

Nghe xong, V. nói: “Mấy năm nay tôi không để ý gì hết, xem ra cũng không bỏ lỡ điều gì. Chuyên tâm vào việc mình thích ngược lại lại rất vui vẻ”

Thực ra, sự thật là như vậy:

Những chuyện những người mà chúng ta xem, nghe, gặp mỗi ngày:

99% thông tin đều không liên quan đến chúng ta.

99% người đều không liên quan đến chúng ta.

99% sự việc đều không liên quan đến chúng ta.

Nhưng chúng ta lại thường tiêu tốn thời gian và sức lực vào 99% người và việc không liên quan này mà bỏ qua 1% những thứ chúng ta thực sự cần quan tâm.

Cafebiz, người thông minh

02.

Năm 2015, nước Đức tổ chức bình chọn ra “từ xấu của năm”.

Từ xếp thứ nhất lại là từ: “Người tốt”

Rất kì lạ phải không! Thực ra là không.

Bởi vì hàng ngày, những chuyện phiền phức mà chúng ta gặp phải đều đến từ hai chữ “người tốt” này. Câu cửa miệng của họ là: “tôi là vì muốn tốt cho bạn thôi”.

“Đừng qua lại với người đó nữa, anh ta trông không đáng tin.”

“Đừng mặc kiểu này nữa, xấu chết đi được.”

“Hãy xem những cuốn sách sâu sắc một chút, đọc mấy quyển này thì được ích lợi gì.”

“Ly hôn? Vì con cái, hãy nhẫn nhịn một chút.”

Khi bạn định giải thích, họ lập tức sẽ đáp: “Tôi là vì muốn tốt cho bạn, là người khác, họ sẽ chẳng thèm quản đâu.”

Những người tốt như vậy, xung quanh ta không hề thiếu. Hoặc là, bản thân chúng ta chính là những người tốt đó.

Chúng ta thường hay áp đặt giá trị quan và sở thích của mình lên người khác.

Nhưng thực ra: cuộc sống của người khác, liên quan gì đến bạn.

Bạn lãng phí tinh thần rồi có khi lại bị ghét ngược lại, hà tất phải như vậy?

Có một câu nói rất hay như sau: “Không quan tâm, không xen vào chuyện riêng của người khác, chấp nhận rằng giá trị quan và phương thức sống của họ khác với mình, như vậy bạn sẽ bớt đi được 90% sự phiền não trong cuộc sống.”

Cafebiz, người thông minh

03.

Cô em họ tôi năm nay 25 tuổi. Khoảng thời gian này em ấy lúc nào cũng suy nghĩ rất nhiều. Nguyên nhân là bởi 2 người bạn thân của em ấy đều kết hôn rồi.

“Em muốn trước 26 tuổi kết hôn, trước 30 tuổi sinh 2 đứa con, rồi sau đó hai vợ chồng cũng nhau nuôi dạy con cái, đây mới là cuộc sống tiêu chuẩn của người phụ nữ.”

Mặt em ấy nghiêm túc đến nỗi khiến tôi phải phì cười.

Cụm từ “tiêu chuẩn” dường như đang trở nên rất phổ biến:

Trước bao nhiêu tuổi nên kết hôn.

Trước bao nhiêu tuổi nên mua nhà.

Trước bao nhiêu tuổi nên thăng chức….

Rất nhiều người chạy theo cái gọi là “tiêu chuẩn” này mà quên mất rằng thế giới này không có cái gì gọi là tiêu chuẩn, không có gì là hoàn hảo 100% cả, chúng ta chỉ là đang chạy theo số đông, bị số đông tác động. Có câu nói rằng: “Chúng ta cứ mải miết theo đuổi và chờ đợi sự công nhận của thế giới ngoài kia, đến cuối cùng mới hiểu ra rằng: thế giới chính là bản thân mình, không liên quan đến những người khác.”

Cafebiz, người thông minh

04.

Lúc trước, tôi có nói chuyện với một người ban, anh ấy chia sẻ rằng lúc ở cơ quan, cấp trên giao việc nhưng anh ấy làm chưa tốt lắm, bị cấp trên nói, anh ấy chỉ biết gật gật đầu: “Vâng, vâng, vâng, lần sau nhất định sẽ chú ý.”

Về đến nhà anh ấy than phiền với vợ.

Vợ nghe xong liền nói: “Thực ra anh cũng có chỗ không đúng….”

Anh ấy nghe xong lập tức phát hỏa: “Người khác không hiểu anh đã đành, đến em cũng không hiểu anh.”

“Tôi thường đem cái lúc nóng tính và bức bối nhất của mình trút lên những người thân yêu nhất của mình”. Đó là câu mà anh ấy nói.

Thực ra, ai trong chúng ta cũng đều từng ngốc nghếch như vậy: đối xử với người ngoài thì khách khí, còn đối với người thân thì lại luôn là “giận cá chém thớt”.

Thảo nguyên Châu Phi, mấy trăm nghìn con tê giác cùng nhau di chuyển, cảnh tượng hùng vĩ. Mấy trăm nghìn con cùng nhau di chuyển, cảm giác như một đại gia đình. Nhưng thực ra, ở bên nhau lâu dài, không rời chỉ có 5,6 con.

Con người thì sao, cần phải giao tiếp với bao nhiêu người mới là đủ?

Các nhà xã hội học thông qua nghiên cứu phát hiện ra rằng: bất luận bạn bè của bạn có nhiều ra sao, người thực sự có ảnh hưởng tới bạn, khích lệ bạn, ở bên bạn thực ra chỉ có khoảng 8,9 người, thậm chí là 4, 5 người.

Còn chúng ta lại thường dành thời gian cho những người và việc không mấy liên quan tới chúng ta mà nóng nảy, vô tâm với những người thực sự quan trọng với mình.

Giáo sư Mark Bauerlein của đại học Emory University, Mỹ từng nói: “Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã trưởng thành đó là hiểu ra rằng 99% những chuyện xảy ra xung quanh chúng ta mỗi ngày, đối với chúng ta và cả người khác mà nói, đều không có ý nghĩa gì.”

Câu nói này có nghĩa là hãy dành thời gian cho 1% những thứ tốt đẹp và thực sự quan trọng trong cuộc sống của mình.

Như Quỳnh – Theo Trí Thức Trẻ, Cafebiz

Link

Exit mobile version