Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Tôi hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình “Hạnh phúc là gì?”, câu trả lời của thằng bé thật đáng ngạc nhiên: Đó chính là bài học cuộc sống mà bất kỳ ai cũng cần phải biết

Nếu bất ngờ một ai đó chặn bạn lại ở trên đường và hỏi bạn rằng hạnh phúc là gì thì bạn sẽ trả lời thế nào?

Hạnh phúc

“Con nghĩ rằng hạnh phúc là giống như khi chúng ta được thư giãn. Chúng ta cảm thấy rất ấm áp và thoải mái”. Câu trả lời của Ben – một đứa bé 5 tuổi – thật sự đáng ngạc nhiên và khiến tất cả những người trưởng thành phải suy ngẫm.

Hạnh phúc là gì?

Khi tự mình suy nghĩ về câu hỏi đó, tôi nhận thấy rằng hầu hết những gì mà tôi nghĩ đến đều là những thứ vật chất hữu hình. Hạnh phúc là một ngôi nhà tuyệt vời? Là một tài khoản ngân hàng khổng lồ? Hay là một chiếc xe ô tô hạng sang?

Tôi tin rằng những thứ đó có lẽ mang lại niềm hạnh phúc thoáng qua nhưng chúng sẽ chẳng phải là những giá trị hạnh phúc đích thực, bất kể chúng có tốt đẹp đến thế nào. Cho dù chúng ta có thiếu những thứ đó thì bằng một cách nào đó chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những khía cạnh khác về hạnh phúc.

Như những gì mà tôi đã biết, hạnh phúc và lòng biết ơn cùng tồn tại ngang hàng với nhau. Hạnh phúc đến từ việc bạn biết trân trọng những gì mà bạn đang có trong cuộc sống , trân trọng những người xung quanh và cả những vật chất hữu hình, đến từ việc bạn trân trọng từng chút ít thời gian của mình và tìm cách để tận hưởng nó.

Vào một buổi sáng gần đây khi tôi lái xe đưa con trai Ben của mình – một đứa bé chính xác là được 4 tuổi, 11 tháng và 1 tuần tại thời điểm đó rằng: “Theo con hạnh phúc là gì?”

Ben suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

“Con nghĩ rằng hạnh phúc là giống như khi chúng ta được thư giãn. Chúng ta cảm thấy rất ấm áp và thoải mái”.

Cố gắng không dọa dẫm hay ép buộc để thằng bé thay đổi suy nghĩ bằng bất cứ giá nào, tôi nhẹ nhàng khơi gợi để Ben thoải mái cởi mở bày tỏ ý kiến của mình, và những lời thằng bé nói sau đó thật sự đáng suy ngẫm:

“Ý của con là, thật sự khó để mô tả nó. Giống như là con biết hạnh phúc thì sẽ có cảm giác thế nào nhưng con thực sự không biết cách diễn tả nó bằng từ ngữ, thế nên nó rất khó.

Tôi đồng ý với Ben rằng việc giải thích ý nghĩa của hạnh phúc là rất khó khăn ngay cả khi ở tuổi 30 của tôi. Thằng bé gật đầu và suy nghĩ thêm một lúc nữa, rồi nó nhắc lại quan điểm đầu tiên của mình: “Đó là khi mà bố vô cùng thoải mái, cảm thấy mãn nguyện với mọi thứ và chỉ đơn giản là cảm thấy rất vui vẻ mà thôi.”

Tôi kể suy nghĩ của Ben cho vợ tôi. Cô ấy ngay lập tức cho tôi xem Tháp nhu cầu của Maslow – một phương pháp lý thuyết để xem xét chỉ số hạnh phúc của con người được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào những năm 1940.

Theo Maslow, con người sẽ không thể thể hiện mình hoàn toàn và sẽ liên tục trải qua lo âu, căng thẳng và mất tinh thần ở những mức độ khác nhau nếu một loạt các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng. Đây là danh sách các nhu cầu cơ bản ở 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

– Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc sinh lý học (Physiologial Needs) – thức ăn, nước uống, chỗ ở, tình dục, bài tiết, nghỉ ngơi,…

– Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (Safe Needs) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, sự ổn định, việc làm, gia đình, sức khỏe và tài sản ..

– Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (Belonging) – muốn được ở trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

– Tầng thứ tư: Nhu cầu được kính trọng, quý mến (Esteem) – cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến và được tin tưởng.

– Tầng thứ năm: Nhu cầu được thể hiện bản thân mình (Self-Actualization) – nhận thức được khả năng của mình và muốn sáng tạo, được thể hiện và được công nhận.

Phải mất một chút thời gian tôi mới có thể kết nối những dấu gạch đầu dòng kể trên lại với nhau, nhưng tất cả những cái đó nói về điều gì?

Nếu bắt buộc phải dùng một từ ngữ nào để tổng kết lại tất cả, tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có từ gì thích hợp hơn là từ “thoải mái” giống như lời Ben nói.

Đó là một lựa chọn tuyệt vời để diễn tả hết những gì cần để được hạnh phúc.

*Theo Steven John, một ông bố 30 tuổi.

Theo Minh An

Nhịp sống kinh tế/IB

Link

Exit mobile version