Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

Từ chối niệm Phật, cậu bé ăn xin vừa không được tiền, vừa đánh mất lợi ích vô cùng to lớn

Chỉ cần bằng lòng niệm Phật, cậu bé ăn xin sẽ được cho 400 văn tiền. Thế nhưng cậu ta đã cương quyết không làm theo lời vị đại sư nói.

Mùa Đông năm Quang Tự thứ 16 (1890) của Trung Quốc, Ấn Quang đại sư khăn gói đi hành cước khắp miền Hắc Long Giang và núi Trường Bạch. Cùng năm, ngài quay lại Bắc Kinh và ở lại chùa Viên Quảng.

Vào một hôm, Ấn Quang đại sư cùng một vị pháp sư khác đi ra ngoài chùa Viên Quảng, vừa mới đi một đoạn thì gặp phải một thiếu niên ăn xin, tuổi tầm 15-16, nhìn bộ dạng không có vẻ gì là đói khát nhưng cứ ngửa tay xin tiền đại sư.

Đại sư nói với anh ta rằng: “Cậu niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, tôi sẽ cho cậu một văn tiền”. Cậu bé ăn xin nhất định không niệm.

Đại sư lại nói: “Cậu niệm 10 câu Nam Mô A Di Đà Phật, tôi sẽ cho cậu 10 văn tiền”. Cậu bé ăn xin vẫn không niệm.

Đại sư bèn lấy túi tiền ra cho đứa trẻ ăn mày xem, ngài đếm được khoảng hơn 400 văn tiền, ngài nói: “Cậu niệm 1 câu Phật, tôi cho cậu 1 văn tiền, chỉ cần cậu bằng lòng niệm Phật, kể cả đưa hết số tiền này cho anh cũng được”. Nhưng, người ăn xin trẻ tuổi vẫn cương quyết không niệm.

Nhìn thấy túi tiền nhưng bản thân lại không niệm được một câu Phật, không có được tiền, cậu ta khóc toáng lên giữa đường. Đại sư ngửa mặt lên trời thở dài, đưa cho anh ta một văn tiền rồi lắc đầu bỏ đi.

Trên đường đi, đại sư nói với vị pháp sư đi cùng rằng: 

“Người ăn xin này thiếu thiện căn, niệm Phật để lấy tiền cũng không chịu. Chỉ cần anh ta phát một thiện tâm, niệm một câu Phật, lợi ích nhiều lắm! Dù cho chỉ vì tiền mà niệm Phật đi chăng nữa, cũng vẫn có thể gieo được thiện căn lớn.

Nhớ năm xưa, đại sư Thiếu Khang đã dùng cách này để dẫn dắt một em bé niệm Phật, không lâu sau thì toàn dân chúng khu đó niệm Phật, nhưng mà ngài xem thời bây giờ, thiện căn ít quá! Thiện căn của người xưa thâm sâu hơn nhiều!”

Ảnh minh họa.

Vị Pháp sư cười và nói rằng: “Tuy anh ta không niệm Phật, nhưng đã nghe được câu Phật hiệu mà ngài đã niệm, điều này sẽ đời đời kiếp kiếp đi cùng anh ta. Khi duyên đến, hạt giống của nhà Phật sẽ từ trong tâm hiển hiện, trở thành nhân duyên để nhập đạo đắc độ.”

Đại sư gật đầu: “Ngày xưa, khi đức phật Thích Ca còn tại thế, có một người già cầu xuất gia, 500 vị đại A La Hán đều nói ông ta không có thiện căn, không thể xuất gia được. 

Phật nói, người này trong vô lượng kiếp trước bị một con hổ đuổi bắt, trong lúc cấp bách đã niệm một tiếng Nam Mô Phật, nay thiện căn đã chín muồi sẽ được cứu độ. 

Công đức của việc niệm Phật là không thể tưởng tượng được, công đức của việc nghe niệm Phật cũng không thể tưởng tượng được.

Trong cuốn kinh phật “Quán Vô Lượng Thọ”, phần giới thiệu về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nói rằng: 

“Chúng sinh chỉ cần nghe danh Bồ Tát đã có vô lượng Phúc báo. Qua ghi chép, trước kia có một vị Quốc vương hại chết Phụ vương của mình, 7 ngày sau sẽ đọa vào địa ngục. 

Một vị A La Hán dạy anh ta niệm Nam Mô Phật, vị Quốc vương chú tâm niệm Phật, niệm tới ngày thứ 7 thì nhất tâm bất loạn. Quốc vương sau khi chết tới cổng địa ngục, niệm một câu Nam Mô Phật, kết quả toàn bộ tội nhân trong địa ngục đều đạt được giải thoát.”

Pháp sư đồng hành cảm động nói rằng: “Thời mạt pháp, nghiệp chướng chúng sinh nặng, căn khí nhỏ bé, duy chỉ có nương nhờ vào nguyện lực hoằng pháp của đức A Di Đà, niệm Phật cầu vãng sinh tịnh thổ, mới có thể giải thoát khỏi biển sinh tử”.

Đại sư nói: “Phải lắm! Cho nên nguyện đem tất cả tam ngàn thế giới Sa Bà vãng sinh về Tây Phương cực lạc, đây chính là tâm nguyện của tôi”.

Viết minh – trí thức trẻ

Link

Exit mobile version