Không phải tự nhiên mà vừa nhìn thấy một người ăn mày nghèo khổ, người đàn ông lại tìm cách tránh đi.
1. Học đòi làm sang
Có một người nọ rất thích học đòi làm sang, đi đâu ra ngoài mà gặp ngựa xe của người quyền quý là anh ta đều tránh đi.
Người đồng hành của anh ta hỏi lý do tại sao, anh ta đáp: “Đó là họ hàng của tôi.”
Lâu dần, mọi người cảm thấy khó chịu với lối sống đó của anh ta.
Một lần, hai người gặp một người ăn mày, người bạn liền bắt chước cách của anh ta, vội vã tránh đi.
Người học đòi làm sang kia cảm thấy kỳ cục, liền hỏi: “Sao anh lại có người thân như vậy chứ?”
Người bạn đáp: “Bởi vì những người thân thích giàu có đều bị anh nhận hết cả rồi.”
Người kia á khẩu, không biết nói gì.
Lời bình
Làm người không nên học đòi làm sang một cách thái quá, chỉ muốn làm bạn với người có tiền mà khinh rẻ, coi thường người không có tiền.
Nếu không, cho dù bạn có kết giao rộng đến đâu thì những người bạn đó cũng chỉ là những người học đòi làm sang mà thôi, không bao giờ có được những người bạn thật lòng, tử tế.
2. Bụng rỗng
Có một tú tài nọ chuẩn bị tham gia một cuộc thi, mặt mũi anh ta nhìn lúc nào cũng ủ rũ phiền muộn.
Vợ tú tài thấy vậy liền an ủi chồng: “Xem anh viết văn thật gian nan, giống như em sinh con vậy.”
Người chồng liền đáp: “Em sinh con còn dễ hơn nhiều!”
Vợ thấy thế liền hỏi vặn lại: “Sao anh lại nói như vậy?”
Chồng đáp: “Em sinh con, trong bụng đã có sẵn con rồi; còn anh viết văn, trong bụng lại chẳng có bài văn nào cả!”
Lời bình
Không có năng lực, thực lực thì dù có may mắn đến đâu cũng chẳng để làm gì, cơ hội sẽ cứ thế trôi qua.
Con người sống trên đời, cơ hội và thực lực đều có những vai trò hết sức quan trọng. Có những lúc, năng lực xuất sắc có thể bù đắp cho sự kém may mắn. Chỉ cần là vàng, nó sẽ tự phát sáng.
3. Sai lầm của người thợ mộc
Có một người thợ mộc trong lúc thiếu tập trung đã lắp lệch vị trí nên lắp khóa cửa cho khách và bị chủ nhà trách.
Nghe chủ nhà nói xong, người thợ mộc mới phản kích: “Nếu như anh không bị mù, vậy thì tại sao anh còn mời tôi đến lắp khóa cửa cho anh?”
Lời bình
Con người không ai là toàn diện, ai cũng có những lúc phạm sai lầm, chỉ cần đó không phải là sai lầm mang tính nguyên tắc thì mọi chuyện đều có thể bàn bạc, thương lượng cho hài hòa.
Con người sống với nhau đều nên thấu hiểu và thông cảm cho nhau, đừng đẩy người khác vào thế bí. Việc này không phải để làm cho người khác vui mà khiến bản thân mình vui hơn.
4. Sự trợ giúp của thần đất
Một võ tướng trong lúc đánh nhau trên chiến trường cảm thấy tình hình không mấy khả quan, nếu tiếp tục đánh sẽ thua kẻ địch. Đột nhiên, một vị thần từ trên trời xuất hiện, đem theo quân hỗ trợ giúp võ tướng chuyển bại thành thắng.
Võ tướng dập đầu cảm ơn rối rít và không quên hỏi danh tính của vị thần.
Vị thần nói: “Ta là Đóa tử thần (thần đất).
Võ tưởng cảm kích đến rơi nước mắt. Vị thần liền nói: “Hôm nay ta đến giúp là để báo đáp ngươi, vì thường ngày ngươi luyện bắn cung, chưa có mũi tên nào làm ta bị thương.”
Lời bình
Câu chuyện mang hàm ý châm biếm viên võ tướng kia vì khả năng thấp kém mà không có khả năng giành chiến thắng trên chiến trường.
Một số người bình thường không chăm chỉ rèn luyện, không nâng cao trình độ, khả năng của bản thân, gặp phải tình huống cấp bách sẽ dễ hỏng việc, hoặc khi giành được chút thắng lợi thì chỉ biết tạ ơn trời đất thần linh đã giúp đỡ.
Người như vậy nếu không nghĩ cách bổ sung những điều còn thiếu sót, nâng cao trình độ, khả năng của bản thân, khả năng thất bại trong công việc là rất cao.
Theo Trí thức trẻ soha