Site icon Thông tin mọi mặt về Gia đình

7 lợi ích lớn của việc “nhịn đói” có khoa học: Giúp cơ thể bạn giảm bớt gánh nặng và “mở” các gen trường thọ

nhịn đói

Các chuyên gia cho rằng, nhịn ăn ở mức độ nhẹ và khoa học quả thực rất có lợi cho sức khỏe, nhưng trong phương pháp nhịn ăn này có rất nhiều những điều mà bạn cần phải biết và lưu ý, không nên tùy tiện áp dụng nếu bạn chưa nắm bắt chúng một cách chính xác nhất.

nhịn đói

Thế nào là “nhịn ăn ở mức độ nhẹ”

Nhịn ăn ở mức độ nhẹ hay còn được gọi là “nhịn ăn mang tính ngắt quãng”, cụ thể hơn đó là trong điều kiện ăn uống bình thường, bạn sẽ ăn ít đi hoặc là không ăn bất kì loại thực phẩm nào một cách ngắt quãng.

Hiện nay, các cách nhịn ăn ở mức độ nhẹ phổ biến trên toàn thế giới chủ yếu bao gồm:

1. Cách nhịn ăn cách ngày: Bạn vẫn ăn bình thường, nhưng cách ngày giảm lượng ăn của bạn xuống khoảng 25%~50%。

2. Cách nhịn ăn 5:2 : Một tuần có 5 ngày là bạn ăn bình thường, 2 ngày còn lại (không liên tục) là hay ngày bạn sẽ nhịn ăn, lượng ăn giảm xuống khoảng 25%~30%.

3. Cách nhịn ăn bằng nước hoa quả và rau xanh: Trong một tháng lựa chọn 2-5 ngày không liên tiếp để tiến hành nhịn ăn, chỉ uống nước lọc, nước hoa quả và canh rau, khống chế lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày khoảng 300-500 calo.

4. Phương pháp nhịn ăn trong ngày: Trong 1 ngày có 16 tiếng không ăn bất kì một thứ gì, còn 8 tiếng còn lại thì ăn như bình thường.

nhịn đói

“Nín nhịn” ra bệnh

1. Cảm cúm: chúng ta đều biết rằng, sau khi tích tụ thức ăn không những dạ dày và ruột không thoải mái mà còn dễ khiến cơ thể thường xuyên bị cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, hiện tượng này rất hay gặp phải. Sau khi bị cảm cúm, nếu bạn để bụng đói một cách thích hợp sẽ khiến cho bệnh mau khỏi hơn; Nếu như tích cực ăn các loại thức ăn ngon để bồi bổ thì ngược lại sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.

2. Suy nhược tì vị: Đa số những người gặp phải vấn đề suy nhược tì vị có rất nhiều người bị mắc bệnh dạ dày đều là do “nín nhịn”.

Đó là do tì vị ở trong trạng thái quá mệ mỏi trong một khoảng thời gian dài nhưng không được nghỉ ngơi đúng cách, dẫn đến các chức năng của chúng cũng tự nhiên dần thoái hóa đi. Lâu dần tì vị sẽ ở trong trạng thái thiếu khí.

nhịn đói

3. Ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng: Không ít sách về y học của người xưa đều gọi những việc như ăn uống quá độ, ăn quá nhiều các loại thức ăn bổ dưỡng là “cách ăn phá nát đường ruột”. Từ tên gọi ta cũng có thể đoán ra, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại đến cơ thể, tác hại của chúng không thua kém gì độc của thạch tín cả.

Y học hiện đại cho rằng, các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bại liệt, đãng trí tuổi già đều có liên quan mật thiết đến việc ăn uống không tiết chế.

Do đó, trong các phương pháp chăm sóc cơ thể của các đạo gia thường nhắc đến một đặc điểm đó là “bích cốc”(loại bỏ các loại ngũ cốc ra khỏi khẩu phần ăn).

nhịn đói

Không ăn ngũ cốc, đối với chúng sinh mà nói chỉ là hư vô, không thể thực hiện được. Nhưng từ đây ta có thấy rằng, ăn ít một chút, chỉ ăn no đến 7 phần sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.

“Nhịn đói” một cách hợp lý có những lợi ích gì?

1. Giảm cân: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi tuần nếu bạn có thể kiên trì được việc nhịn ăn trong hai ngày cách nhau thì sẽ có tác dụng giảm cân nặng, giả tỉ lệ chất béo trong cơ thể. Rất nhiều nam giới sau một tuần hạn chế ăn uống thì cân nặng đã giảm được khoảng 2,5-3,5kg, nữ giới giảm được khoảng 1,5-2,5kg.

2. Giúp khống chế đường huyết: Một nghiên cứu được đăng trên tờ tạo chí chuyên về bệnh tiểu đường của thế giới đã chỉ ra rằng, nhịn ăn ở mức độ nhẹ là một cách can thiệp an toàn vào việc ăn uống, nó có lợi cho việc cải thiện mức đường huyết khi bụng rỗng và sau khi ăn xong.

3. Giải tỏa các cảm xúc không tích cực: Một nghiên cứu của nước ngoài đã phát hiện ra rằng, có 52 trường hợp người bị mắc bệnh đau đầu mãn tính, sau khi trải qua hai tuần sử dụng phương pháp nhịn ăn thì mức độ trầm cảm và lo lắng của 80% người trong số đó đã có cải thiện đáng kể.

4. Phòng ngừa chứng đãng trí: Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi tuần duy trì hai ngày cách nhau nhịn ăn, khống chế nhiệt lượng nạp vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực đến đại não, phòng ngừa chứng bệnh Alzheimer (căn bệnh đãng trí tuổi già) và bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson.

5. Tăng cường tuần hoàn máu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhịn ăn ở mức độ nhẹ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, có ích cho việc tăng cường cung cấp oxy và máu cho các tổ chức cơ quan trên toàn cơ thể.

6. Giảm các “Cholesterol xấu”: Các nghiên cứu đã chứng minh, nhịn ăn ở mức hợp lý có thể giúp giảm các “Cholesterol xấu” và mức độ Triglyceride trong cơ thể, đồng thời không hề có ảnh hưởng đến các “Cholesterol tốt”.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Nhịn ăn một cách hợp lý giúp giảm mức độ kích ứng oxy hóa của cơ thể, loại kích ứng này có liên quan vô cùng mật thiết đối với sự phát triển của các bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư,…

nhịn đói

Cuộc sống của con người hiện đại ngày nay có thể nói là vô cùng đầy đủ, nhưng con người cũng rất dễ bỏ qua đạo lý “thứ gì nhiều quá cũng không tốt”, do đó nhịn đói một cách hợp lý là cách để loại bỏ đi những thứ “có hại” trong cuộc sống, từ đó khiến cơ thể trở nên thoải mái hơn, tuổi thọ sẽ càng kéo dài hơn.

Theo giadinhtiepthi

Exit mobile version