Suy giảm chức năng não bộ và trí nhớ không phải là trong ngày một ngày hai, mà là kết quả của quá trình bào mòn tích lũy từ những thói quen gây hại khó phát hiện ra.
1. Ngủ muộn
Về đêm là lúc cơ thể cần sửa chữa và tái tạo phục hồi nhiều nhất, bộ não cũng như vậy. Mỗi người nên ngủ đủ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng cố gắng để ngủ sâu về đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não, đặc biệt vào ban đêm từ sau 23h trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra rất nhanh.
2. Hút thuốc lá
Nhiều người hút thuốc xong cảm thấy tỉnh táo ra, nhưng thực ra đó chỉ là cảm giác đánh lừa bạn. Chất độc từ thuốc theo đường máu đi thẳng lên não, gây độc cho tế bào não, làm giảm chỉ số IQ và khả năng ghi nhớ. Cũng có nghiên cứu cho thấy hút thuốc khiến vỏ não mỏng đi, đồng thời cũng cản trở quá tình tuần hoàn máu tới não. Nếu bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thì cũng có tác hại tương tự.
3. Uống bia rượu
Thói quen uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến teo não. Nghiên cứu cho thấy những người uống rượu nhiều khi đến tuổi trung niên bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống bia rượu. Nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, 2 thứ cộng hưởng với nhau sẽ càng có hại cho não của bạn.
4. Bỏ bữa sáng
Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn sáng đều đặn có IQ cao hơn các em bỏ bữa sáng.
5. Ăn thực phẩm chứa nhiều phụ gia
Ảnh chụp teo não (qua SK&DS)
Trong thực phẩm chế biến công nghiệp có chứa nhiều chất gây hại thần kinh, ví dụ các loại chất ngọt, đường nhân tạo aspartame, acesulfame K có trong kẹo cao su không đường, nước giải khát, nước mắm…
Thói quen dùng mì chính (bột ngọt) cũng rất có hại cho trí nhớ vì chúng kích thích và làm hại tế bào thần kinh.
6. Uống ít nước
85% não của con người là nước. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.
7. Chịu stress kéo dài
Stress làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng hippocampus (một phần của não trước, có chức năng lưu giữ ký ức và chi phối tâm trạng), ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Để bảo vệ trí nhớ, bạn hãy tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết.
7. Lười vận động
Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.
Nếu thực sự bạn không có thời gian, hoặc không muốn tập thể dục thì hãy thử ngồi thiền, luyện tập khí công. Các phương pháp này đã được chứng minh là có thể giúp giải tỏa stress, tăng cường phục hồi các chức năng cho não bộ.
9. Lười đọc sách
Nghiên cứu cho thấy việc đọc mỗi ngày rất tốt cho trí tưởng tượng, giúp não phát triển năng động hơn. Do đó hãy giảm bớt thời lượng xem tivi, vi tính, thay vào đó hãy dành thời gian cho việc đọc sách bạn sẽ thấy khả năng ghi nhớ, tư duy logic, tưởng tượng gia tăng rõ rệt.
10. ‘Nấu cháo’ điện thoại
Sóng điện từ hại não (Ảnh minh họa)
Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại sóng điện từ âm thầm tác động đến não, lâu ngày có thể gây tổn thương không thể phục hồi, ung thư… Thời gian tiếp xúc càng thường xuyên và càng dài thì càng tổn thất lớn. Họ khuyến khích sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài, đồng thời không áp sát điện thoại vào tai đặc biệt là khi đang sạc hoặc di chuyển trên đường cao tốc.
Theo ĐKN