Thứ hai, Tháng mười hai 23
Shadow

16 tuổi mắc ung thư vòm họng do thói quen mà rất nhiều đàn ông Việt đang mắc

Ung thư vòm họng

Theo khuyến cáo của chuyên gia thói quen uống rượu khiến cho đàn ông dễ bị mắc ung thư vòm họng. Loại ung thư này gặp phổ biến ở lứa tuổi từ 40-60 tuổi.

16 tuổi mắc ung thư vì thói quen uống rượu 

Bị đau đầu ù tai và ngạt mũi bệnh nhân N.V.Th (16 tuổi, Hà Nội) chỉ nghĩ bị cảm cúm thông thường. Sau đó, Th có đi khám chuyên khoa hô hấp uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.

Khi có triệu chứng đau đầu liên tục kèm theo chảy máu mũi Th được gia đình đưa đi khám bác sĩ nghi ngờ ung thư.

Th được bác sĩ giới thiệu tới khám chuyên sâu hơn tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả khám chuyên khoa ung bướu Th được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.

Qua điều tra tiền sử của bệnh nhân bác sĩ phát hiện Th có thói quen dùng rượu mạnh. Việc lạm dụng rượu mạnh có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân Th mắc bệnh ung thư vòm họng.

 

Th.BS Vương Ngọc Dương, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay trường hợp vị thành niên mắc ung thư vòm họng không phải là quá hiếm gặp tại Trung tâm. Căn bệnh này mắc ở người trẻ do thập nhiễm thói quen rượu, bia, thuốc lá sớm.

Ăn uống kiểu gì dễ mắc ung thư

GS.Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi nhóm tuổi. Nhưng 50-70% ung thư vòm họng gặp ở độ tuổi từ 40-60 tuổi (trung niên).

Xem thêm  Mảnh ghép xã hội nhìn từ con đường đến trường

 “Cũng như các ung thư khác, các yếu tố nguy cơ hình thành ung thư vòm là hút thuốc lá, rượu bia, bên cạnh đó còn là thói quen ăn dưa muối và tình trạng nhiễm EBV (virus Epstein-Barr), ô nhiễm môi trường”, GS Khoa nhấn mạnh.

Tại Việt Nam môi trường khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi rút EBV phát triển xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Thói quen lạm dụng rượu bia, thuốc lá của người Việt khá phổ biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Thức ăn chế biến có lên men như rượu bia, cà muối, nước mắm có chứa nhiều Nitrosamin có liên quan tới ung thư vòm họng và một số căn bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ung thư vòm ở giai đoạn sớm thường diễn biến ra âm thầm, các triệu chứng của bệnh thường mơ hồ. Thậm chí triệu chứng bệnh có thể mượn đặc điểm của các bệnh khác (hô hấp) nên người mắc thường không để ý.

Ở giai đoạn đầu nếu thăm khám tại các cơ sở y tế không có chuyên khoa cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm mũi, viêm xoang, hay bị bỏ qua.

“Các triệu chứng sớm có thể là đau đầu thoáng qua, ngạt mũi thoáng qua, ù tai. Có thể ngay từ đầu xuất hiện hạch cổ, thường là hạch góc hàm, hạch nhỏ, không đau.

Lúc này các triệu chứng thường không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường. Nên bệnh nhân thường không biết hoặc nếu thấy cũng cho là không cần khám”, GS. Khoa khuyến cáo.

Xem thêm  Để cải thiện chức năng não, chỉ cần mười phút thể dục nhẹ mỗi ngày

Bệnh diễn biến ở giai đoạn muộn triệu chứng thường rõ ràng hơn như: ngạt mũi, khịt khạc máu mũi, ù tai, đau nửa đầu, nổi hạch góc hàm. Các triệu chứng này ở cùng một bên với vị trí khối u, ví dụ như cùng bên phải hoặc cùng bên trái.

Ung thư vòm họng

Lạm dụng rượu khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư.

Ung thư vòm họng là căn bệnh có tiên lượng điều trị tốt nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn I và II, 30-40% ở giai đoạn III, 15% ở giai đoạn IV.

Hiện nay, 90-97% bệnh nhân ung thư vòm họng tại Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (III và IV).

GS. Khoa khuyến cáo: “Phòng ngừa ung thư vòm họng và các loại ung thư khác, người dân nên giữ lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục, không hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế ăn dưa muối, nước mắm… có chứa chất Nitrosamin“.

Thăm khám nội soi khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch một bên tăng. Trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị mắc ung thư thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ ngày cả khi vẫn đang khỏe mạnh.

theo Trí Thức Trẻ / Ngọc minh

Link