Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế

tử tế

Nếu phải “chạm trán” với 3 kiểu người dưới đây, tốt nhất bạn nên thể hiện thái độ cứng rắn của bản thân hoặc tránh xa để tránh mua sự bực tức vào mình.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng đáng được trân trọng, cũng không phải khoảnh khắc nào cũng đáng để khắc ghi. Cuộc sống giống như một bãi nhốt thú khổng lồ, một khi đã lún sâu vào đó, ai cũng phải tìm cách vẫy vùng.

Trong cuộc đời mình, chúng ta có cơ hội gặp gỡ không ít người, có người tương ngộ, có người biệt ly, không phải tất cả mọi người đều xứng đáng với sự chân thành của bạn, cũng không phải tất cả mọi người đều đáng được trân trọng nâng niu.

Đặc biệt với 3 kiểu người dưới đây, chúng ta không cần thiết phải tỏ ra nhã nhặn, tươi cười hồ hởi.

1. Kiểu người tham lam luôn muốn chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt thòi cho người khác

Làm người, nếu như có chịu thiệt thòi một chút cũng chớ vội lo lắng, nhưng cần phải hiểu rõ rằng, cần phải cách ly, tránh thâm giao với người vừa cố chiếm đoạt chút lợi ích dù nhỏ nhoi từ bạn.

Người thực sự yêu quý và hiểu bạn sẽ không bao giờ làm việc đó, không bao giờ để bạn chịu thiệt thòi.

Thế nên với những người thường xuyên cố chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt lại cho người khác, chúng ta không cần thiết phải đối đãi họ bằng thái độ vui vẻ, tươi cười.

Thời đại này không có ai thực sự ngốc nghếch. Anh chiếm được phần hơn từ tôi chẳng qua là bởi tôi coi anh là bạn, tôi cho mình một cơ hội đối xử chân thành với anh mà thôi. 

Xem thêm  3 kiểu người chớ dại kết thâm giao kẻo có ngày gặp họa

Còn nếu như anh coi đó là thành tích, là niềm vui, liên tục đẩy phần thiệt thòi về phía tôi, lẽ dĩ nhiên tôi chẳng thể vui vẻ với anh mãi được.

tử tế

2. Kiểu người nói lời độc địa

Người xưa nói “cái miệng là cánh cửa của tâm hồn”, miệng lưỡi phun những lời cay độc thì tâm chắc hẳn cũng khó mà thiện lương.

Trong cuộc sống, có không ít người thường vẫn nhầm lẫn, coi những lời ác khẩu là lời nói thẳng nói thật, nhưng nói thẳng nói thật không có nghĩa là không hiểu đạo lý, không có nghĩa là làm tổn hại lợi ích của người khác.

Ngôn ngữ là thứ có thể phản ánh rõ nội tâm của con người. Một người thường xuyên chèn ép, châm biếm bạn thì rõ ràng người đó không có ý định tử tế với bạn.

Vì thế nên với những người ăn nói thô thiển độc địa, không cần phải lịch sự khách khí.

Các nhà tâm lý học từng chỉ ra rằng, hành vi ngôn ngữ là thứ phản ánh nội tâm của con người, những lời nói buột ra lúc vô ý lại càng phản ánh rõ nội tâm thực sự.

Giữa người với người, chúng ta không nên đề cập đến những vấn đề riêng tư thiếu khuyết của người khác. Đã biết không nên nói mà vẫn nói ra, không kiểm soát bản thân, điều đó chỉ cho thấy tâm địa không mấy tốt đẹp của người đó.

tử tế

Với những người thường nói năng thiếu thiện ý, thích bóc mẽ đả kích người khác như vậy, nếu bạn nhã nhặn lịch sự, họ sẽ cho rằng bạn không quan tâm, bạn “vô hại” với họ và càng lấn tới.

Xem thêm  Cha mẹ không biết những điều này sớm, con sẽ thành người "há miệng chờ sung"

Hãy đanh thép và cho họ thấy rằng, những lời lẽ của họ sẽ gây ra hậu quả tiêu cực, để họ hiểu rằng không phải ai cũng nhầm lẫn coi lời họ nói là chân thành, thẳng thắn và muốn nói gì thì nói.

3. Kiểu người lợi dụng bạn bè

Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau là điều dễ hiểu nhưng tuyệt đối không nên nghĩ hết cách để lợi dụng sự giúp đỡ đó.

Kết bạn là một quá trình dùng sự chân thành đổi lấy sự chân thành, nếu như ngay cả điều đó bạn cũng không muốn bỏ ra thì làm sao có thể hy vọng người khác coi mình là bạn, làm sao có thể hy vọng họ đối xử tử tế với mình.

Người coi bạn bè là nguồn lợi kếch xù, người lợi dụng rồi bán đứng bạn bè, những mẫu người đó không đáng để bạn đối đãi chân thành.

Một người lợi dụng bạn một lần, không có gì dám chắc rằng anh ta sẽ không tái diễn những lần sau. Một người bán đứng bạn một lần nhiều khả năng sẽ tiếp tục còn bán đứng bạn.

Con người sống trên đời có thể gặp rất nhiều người, chúng ta có thể kết bạn với rất nhiều người đó, hà cớ gì phải lãng phí thời gian cho kẻ chỉ biết lợi dụng mình?

Với những kẻ lợi dụng bạn, tốt nhất không nên lãng phí sự tử tế.

tử tế

Nguyễn Nhung – theo Trí Thức Trẻ / Soha

Link gốc