Nhiều phụ huynh cho rằng nếu họ không kiểm soát quá trình làm bài tập về nhà, con của họ sẽ học kém. Nhưng sự thật lại ngược lại.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin và Đại học Duke (Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại. Họ đã thu thập dữ liệu về sự tham gia của phụ huynh trong quá trình dạy học ảnh hưởng đến điểm số như thế nào và nhận thấy rằng sự giúp đỡ của phụ huynh với học sinh tiểu học là vô ích và cho kết quả tiêu cực với học sinh trường trung học và phổ thông trung học.
Các nhà nghiên cứu đưa ra lý do tại sao một đứa trẻ phải chịu tự trách nhiệm về bài tập về nhà của mình, thay vì cha mẹ phải kèm con làm bài tập về nhà cùng.
1. Trẻ sẽ mất động lực để học tập
Theo kết quả của nghiên cứu này, phụ huynh càng tham gia vào quá trình làm bài tập về nhà cùng con thì đứa trẻ càng ít muốn học.
Trẻ có cha mẹ ngồi cạnh và nói cho chúng biết phải làm gì, kiểm soát từng bước và thậm chí làm bài tập về nhà cho chúng thì thường là những đứa trẻ có động cơ học thấp nhất.
Những đứa trẻ không bị cha mẹ “thúc” học thì lại có khát khao học và mong muốn khám phá những điều mới mẻ nhiều hơn.
Làm cha mẹ, hãy cố gắng nới lỏng dây cương và chỉ giúp nếu con hỏi. Trong trường hợp con hỏi, cha mẹ nên giải thích cho đứa trẻ những gì chúng không hiểu nhưng không nên làm thay cho chúng. Nếu trẻ không thể làm bài tập về nhà, một nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya khuyến cáo hãy đánh vào cảm xúc của chúng: thừa nhận rằng chúng có quyền không muốn viết lại đoạn nhàm chán đó hoặc viết cùng một chữ 10 dòng liên tiếp. Sau đó, dạy cho chúng “nuốt một con ếch” (có nghĩa là để đối phó với những tình huống khó khăn và khó chịu) bằng cách chia sẻ phương pháp của riêng cha mẹ để hoàn thành các nhiệm vụ không mong muốn.
2. Trẻ không học cách chịu trách nhiệm
Bằng cách làm bài tập về nhà cho con và cùng con, kiểm soát quá trình và trừng phạt chúng vì những dấu hiệu xấu, cha mẹ tự nhiên phải chịu trách nhiệm về việc học hành. Điều đó có nghĩa là cha mẹ loại bỏ trách nhiệm học hành khỏi con. Vì vậy, cha mẹ càng kiểm soát con thì những đứa trẻ sẽ càng không chịu trách nhiệm về việc học của chính mình.
Theo Lyudmila Petranovskaya, nuôi một đứa trẻ bằng cách sử dụng phương pháp “một củ cà rốt trên một cây gậy”. Có nghĩa là không làm cho chúng bất kỳ ưu đãi nào vì nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng về những thứ trong cuộc sống khi chúng trưởng thành.
Sự trừng phạt và khen ngợi nên để song song để trẻ biết nên phải chọn gì. Hãy để cho trẻ thấy những hậu quả xảy ra: “Con quên rằng thầy/ cô giáo yêu cầu vẽ một bức tranh hả? Điều đó có nghĩa là con sẽ phải làm điều đó thay vì chơi trò chơi trên máy tính. Con không làm bài tập ở nhà? Hãy tự giải thích với thầy/ cô giáo của con“.
Khả năng chịu trách nhiệm cho hành động của mình và phân bổ thời gian làm việc một cách thích hợp quan trọng hơn khả năng thực hiện công việc đó.
3. Mối quan hệ giữa cha mẹ và thói hư của trẻ
“Bài tập về nhà đã xong. Mẹ khản giọng. Con gái bị điếc vì nghe la hét. Hàng xóm học thuộc bài thơ. Và con chó có thể kể lại mọi thứ”, là một trò đùa mà nhiều người trong chúng ta đã nghe trước đây về chuyện kèm con học.
Nhưng khi nói đến làm bài tập về nhà với con, thực sự không phải là điều gì cũng có thể gây cười. Thay vì kiểm soát các việc con làm, các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với con và dành nhiều thời gian bên nhau nhiều hơn.
Đọc to, thảo luận những điều xảy ra trong khoa học và trên thế giới và tìm những điều thú vị mới để làm cùng nhau.
Nếu cha mẹ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ điểm số nào của con ngoài điểm số cao nhất, hãy tự hỏi tại sao mình lại thích điều đó. Trẻ không cảm thấy được yêu thương nếu cách bố mẹ đối xử khác đi với con cái chỉ vì chúng bị điểm xấu. Các nhà tâm lý học nói rằng học tập là nhiệm vụ cá nhân của mỗi đứa trẻ, trong khi nhiệm vụ cá nhân của cha mẹ là yêu thương con một cách vô điều kiện. Cha mẹ có khi nào tự hỏi tình yêu với con quan trọng hơn hay điểm số?
MKM – Helino