Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

4 việc quan trọng phải làm để ngăn ung thư phổi: Tiếc rằng nhiều người biết quá muộn

Ung thư phổi

Ung thư phổi bắt đầu từ những thói quen xấu và môi trường sống thiếu an toàn. Hãy làm ngay 4 việc này để phòng ngừa ung thư hiệu quả, tránh để bản thân rơi vào hoàn cảnh đáng tiếc.

Xem thêm  Nếu ho mà có kèm những triệu chứng sau, cần nghĩ đến ung thư phổi

Trên thực tế, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh có liên quan mật thiết đến một số hành vi hay thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta muốn ngăn ngừa một số bệnh tật có thể dễ bị mắc, mỗi người đều phải bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh.

Bệnh ung thư phổi hiện được xem là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Vậy, nên làm gì để ngăn ngừa ung thư phổi tấn công bạn? Câu trả lời có ngay sau đây.

Ung thư phổi

Những thói quen tốt để ngăn ngừa ung thư phổi

1, Không hút thuốc

Điều này có thể nói là rất quan trọng, bởi vì một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị ung thử phổi và tử vong là do yếu tố này, vì vậy nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, thì trước hết, bạn phải từ chối hút thuốc, bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đã nghiện, hãy cố gắng kiểm soát bản thân để hút thuốc ít hơn, bạn có thể phát triển một số sở thích khác của mình để chuyển sự chú ý và cai thèm, bạn có thể đi chơi với bạn bè, tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng và những thứ tương tự, cố gắng tránh ngồi một mình dễ dẫn đến thèm hút thuốc.

2, Điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe phổi

Nếu bạn muốn tránh xa căn bệnh liên quan đến phổi, ăn uống đúng cách, tốt cho phổi cũng là nhiệm vụ chính để đảm bảo sức khỏe của bộ phận này.

Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chức năng nuôi dưỡng phổi và chăm sóc điều hòa chức năng phổi, như khoai mỡ, nấm trắng (ngân nhĩ), hoa huệ và lê…

Trong những khoảng thời gian bình thường hàng ngày, bạn cũng có thể ăn thêm nhiều trái cây và rau quả, bởi vì những thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, có thể ngăn ngừa ung thư tế bào trong cơ thể một cách hiệu quả và giảm nhẹ khả năng sản sinh các tế bào xấu, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi.

Đồng thời, hãy tạo thói quen giảm lượng thức ăn cay và thực phẩm có tính kích thích, chẳng hạn như hành, tỏi, gừng, hạt tiêu,… và chú ý hạn chế ăn các thực phẩm gây kích ứng như thực phẩm chiên và các món kiểu hun khói.

Ung thư phổi

3, Lắng nghe cơ thể, nếu có vấn đề phải đi khám và điều trị kịp thời

Trên thực tế, cơ thể chúng ta thường xuyên xuất hiện những triệu chứng bất thường, các bác sĩ gọi là các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Nhưng mọi người đều đã biết rất rõ việc cần phải đi khám sớm để điều trị, nhưng có rất ít người đã thực hiện một cách triệt để, đặc biệt là khi có những rắc rối sức khỏe đơn giản, những vấn đề nhỏ tương đối phổ biến mà bạn đã gặp trước đó. Trong trường hợp này bạn sẽ rất khó bắt bản thân phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Tuy nhiên, điều này thực sự không đúng. Nhiều người do ngại ngần hoặc chần chừ đi khám đã kéo dài tình trạng bệnh, để bệnh phát triển, bệnh nhẹ đã biến thành bệnh nặng sau đó.

Ví dụ, khi một người bị viêm phổi nhưng không điều trị, đến một ngày nào đó có thể sẽ bị ung thư phổi.

Vì vậy, nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, bạn nên hình thành thói quen tốt để phòng và chữa khỏi bệnh cũng như tìm mọi cách điều trị y tế kịp thời.

Khi sử dụng thuốc, đặc biệt là bạn không được lạm dụng tùy tiện những loại thuốc kích thích tố sinh dục và thuốc gây độc tế bào để ngăn ngừa nguy cơ gây ra ung thư.

4, Phát triển thói quen kiểm tra thể chất thường xuyên

Nếu bạn có thói quen tốt này, thì có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt đối với một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, thời gian điều trị rất quan trọng và kiểm tra thể chất thường xuyên có thể giúp các bác sĩ sớm phát hiện kịp thời các bất thường trong cơ thể, để kịp thời điều trị.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nam giới trung niên (khoảng sau 40 tuổi), đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá, nên chú ý đi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ thường xuyên, để có thể phát hiện bệnh phổi và điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngơ ung thư phổi, có thể được điều trị sớm hơn, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao khoảng đến 90% hoặc hơn. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, việc điều trị về cơ bản không còn là vấn đề có thể thực hiện được, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.

Ung thư phổi

Vì lợi ích sức khỏe của chúng ta, bạn hãy nhanh chóng hành động, thay đổi thói quen sống và sớm chăm sóc sức khỏe chủ động, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Xem thêm  10 lời khuyên của bác sĩ từ trường hợp bệnh nhân 30 tuổi đã mắc ung thư phổi di căn xương

Vân Hồng, Theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link