Trẻ bị sốt là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở bất kỳ em bé nào. Vì vậy, việc tìm hiểu, trang bị kiến thức hạ sốt, giảm sốt an toàn, hiệu quả cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.
Trẻ em bị sốt là điều rất phổ biến. Một số trẻ thường xuyên bị sốt vào giữa đêm, điều này sẽ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và vội vàng tìm mọi cách để giảm sốt, chăm sóc trẻ suốt cả đêm.
Để chuẩn bị sẵn những kiến thức cần thiết khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ giảm/hạ sốt hiệu quả sau đây, hạn chế để cho trẻ sốt cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hoặc có thể có những biến chứng ngoài kiểm soát.
Theo các bác sĩ Nhi khoa trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là 6 cách giúp trẻ giảm sốt một cách ưu việt mà bạn nên ghi nhớ.
1, Giữ cho môi trường trong nhà thông thoáng, sạch sẽ và thoải mái
Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm, khi thấy trẻ bị sốt cao thì nhanh chóng đóng cửa ra vào và cửa sổ, sợ rằng mở cửa gió sẽ thổi vào người trẻ. Thực tế, cách làm này không đúng.
Trẻ bị sốt, không khí trong nhà không được lưu thông và nhiệt độ quá cao, không có lợi cho việc làm mát cơ thể của trẻ. Để giữ cho môi trường trong nhà được thông thoáng, rất cần thiết phải mở cửa sổ thường xuyên.
Cha mẹ không nên hút thuốc hoặc nói chuyện trong nhà, tạo môi trường thoải mái để trẻ ngủ yên và nhanh chóng, từ đó có thể phục hồi sức khỏe, giảm nhanh tình trạng bệnh.
2, Không được để trẻ “không toát mồ hôi”
Khi trẻ bị sốt, việc đầu tiên mà nhiều bậc cha mẹ cần phải làm ngay là cho trẻ “đổ mồ hôi”, tuy nhiên nhiều người thì lại làm ngược lại.
Thực tế, bạn không thể mặc quá nhiều quần áo cho con bạn và không thể đắp loại chăn quá dày, vì nó không có lợi cho việc giảm độ nóng và tỏa nhiệt của cơ thể, mà thậm chí nó sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể càng cao hơn.
Cách chính xác là bạn nên dựa trên tình hình thực tế của trẻ, thường là nên mặc cho trẻ nhiều hơn người lớn 1 áo mỏng, để trẻ không cảm thấy lạnh.
3, Dùng nước ấm để lau cơ thể
Khi phát hiện trẻ bị sốt, có dấu hiệu toàn thân nóng, bố mẹ có thể dùng nước ấm để lau cơ thể. Cách làm này có thể làm mát cho trẻ, nhất là các vùng dưới nách, trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân và có thể xoa nhiều lần, nhiệt độ nước khoảng 37 độ.
Lau cơ thể bằng nước ấm là cách có thể đồng thời lau mồ hôi trên cơ thể và khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đang bị sốt.
4, Ngâm chân nước ấm
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể dùng nước ấm ngâm chân để làm mát cho trẻ. Nhiệt độ nước khoảng 40 độ là phù hợp. Khi ngâm, nhúng chân ướt, việc đầu tiên cha mẹ có thể làm là xoa mắt cá chân cho trẻ, làm cho nước ướt từ ít đến nhiều.
Thời gian ngâm chân là khoảng 15 phút. Ngâm xong cần lau khô chân ngay lập tức, điều này sẽ thúc đẩy lưu thông máu và giảm bớt sự khó chịu do sốt.
5, Uống thêm nước
Khi trẻ bị sốt, cơ thể đặc biệt dễ bị đổ mồ hôi. Lúc này, cha mẹ cần chú ý bổ sung một lượng nước lớn cho trẻ để cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu hụt nước.
Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước ấm hơn so với bình thường, từ đó có thể làm tăng lượng nước tiểu ở trẻ, thúc đẩy việc thải độc tố ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa hiện tượng mất nước.
6, Sử dụng miếng dán hạ sốt, thuốc hạ sốt túi nước lạnh chườm
Trong gia đình có trẻ nhỏ thì cha mẹ cần nhớ rằng luôn phải có miếng dán hạ sốt, gói thuốc giảm sốt hoặc túi chườm lạnh. Khi trẻ bị sốt cao có thể dùng ngay miếng dán hạ sốt, túi nước chườm đá chuyên dụng, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, tác dụng hạ sốt cũng có sự khác biệt hoặc thay đổi ở mỗi trẻ là khác nhau.
Lưu ý: Nếu sốt cao nghiêm trọng hơn, trên 39,5 độ C, trạng thái tinh thần kém, nước da trẻ có màu vàng, cho thấy tình trạng sốt có vẻ nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay hoặc có sự theo dõi của bác sĩ để không trì hoãn giai đoạn quan trọng cần chăm sóc trẻ có bệnh.
Vân Hồng – Trí thức trẻ/ soha