Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

6 dấu hiệu của nhiễm trùng thận: Nhận ra bằng mắt thường, chỉ cần bạn quan sát kỹ

 

thận

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhiệm vụ chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu. Bộ phận rất quan trọng trong cơ thể này là một phần của hệ tiết niệu, vốn tạo ra nước tiểu và loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Các cơ quan ở hệ tiết niệu bao gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang), niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài).

Nếu bất kỳ bộ phận nào kể trên bị nhiễm vi khuẩn, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Thông thường, khi bàng quang bị nhiễm, nó có thể gây đau nhưng không thật sự quá nghiêm trọng.

Nhưng nếu những con vi khuẩn này tấn công vào niệu đạo, bạn sẽ gặp một vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn nhiều, đó là nhiễm trùng thận. Các bác sĩ thi thoảng gọi là “viêm đài bể thận”.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng thận có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, trong đó có thể khiến bạn bị tử vong.

thận

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng thận

Thông thường, căn bệnh này bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận.

Mặc dù rất nhiều vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng thận, nhưng vi khuẩn Escherichia coli thường là nguyên nhân chính.

Còn rất hiếm khi bạn bị nhiễm trùng thông qua làn da, vi khuẩn đi vào máu rồi di chuyển đến thận. Bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thận nhưng đây cũng là trường hợp không phổ biến.

Dấu hiệu của nhiễm trùng thận

– Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu.

Xem thêm  90% người Việt có bệnh ở bộ phận này, không cẩn thận có thể tăng nguy cơ mất trí 70%

– Sốt và ớn lạnh

– Chán ăn

– Đau ở lưng, hông và vùng bụng dưới

– Buồn nôn và ói mửa

– Mệt mỏi

Bạn cũng có thể thấy xuất hiện các triệu chứng giống với triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang như: Rát hoặc đau khi đi tiểu, đi tiểu liên tục, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu và nước tiểu có mùi hôi.

Bạn nên đi khám nếu bạn đang được điều trị nhiễm trùng tiết niệu nhưng các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương đến thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

thận

Những người có nguy cơ cao bị bệnh

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng thận, nhưng thường phụ nữ bị dễ bị nhiễm trùng bàng quang nhiều hơn nam giới nên nguy cơ họ bị nhiễm trùng thận cũng cao hơn.

Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.

Phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị nhiễm trùng bàng quang bởi vì bào thai gây áp lực lên niệu quản của người mẹ và dòng chảy nước tiểu bị chậm lại.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận:

– Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.

– Sỏi thận.

– Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV.

Xem thêm  Sự thật về cảnh báo ung thư sau đặt túi ngực của FDA: Chị em đã hay sắp nâng ngực cần đọc

– Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.

– Dùng ống thông niệu đạo kéo dài.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng thận

Thông thường, đầu tiên là bạn phải sử dụng kháng sinh, kéo dài 1 hoặc 2 tuần, phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe chung và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận có thể dần dần biến mất trong vòng một vài ngày điều trị. Nhưng hãy uống kháng sinh đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nhập viện. Bạn có thể được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Nếu nhiễm trùng thận tái phát nhiều lần, bạn cần phải đến các chuyên gia về thận và đường tiết niệu để tìm nguyên nhân gây tái phát.

Cách giảm triệu chứng của nhiễm trùng thận

– Uống nhiều nước để giúp cơ thể tống vi khuẩn ra ngoài qua dòng nước tiểu. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Nên ngồi lên bệ nhà vệ sinh, không nên ngồi xổm.

– Sử dụng thuốc giảm đau

– Chườm nóng bằng cách đặt một miếng khăn nhúng với nước ấm lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác đau và nặng vùng bụng.

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng thận

– Tránh thuốc xịt khử mùi hoặc thuốc nhuộm ở bộ phận sinh dục.

– Không nên sử dụng bao cao su hoặc màng chắn chứa chất diệt tinh trùng. Nó có thể khiến vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn có thể sử dụng bao cao su bôi trơn, vì không có chất bôi trơn, nó có thể kích thích niệu đạo, gây nhiễm trùng.

– Uống nhiều nước.

– Đi tiểu ngay mỗi khi có cảm giác buồn tiểu.

– Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.

– Lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh.

Hoàng Hương- Trí thức trẻ

Nguồn: Soha

Link gốc