Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

6 thực phẩm rất “sợ” tủ lạnh: Nhiều người tiện tay cho vào khiến tủ lạnh thành thùng rác

tủ lạnh

Nhiều người xem tủ lạnh là một chiếc “kho thần kỳ” có thể đựng tất cả mọi thứ, nhưng các chuyên gia cho rằng, có những thực phẩm cho vào tủ lạnh, chúng sẽ bị hỏng trước khi ăn.

Tủ lạnh là thiết bị phổ biến tồn tại trong mỗi gia đình, hầu hết các gia đình sống ở thành phố đều sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn. Chính vì tầm quan trọng của tủ lạnh nên nhiều người có thói quen coi tủ lạnh là “kho” lữu trữ thực phẩm kỳ diệu.

Bất kỳ loại đồ ăn nào khi mua về đều “tống” hết vào tủ lạnh mà ít khi để ý, loại đồ ăn đó có phù hợp với môi trường tủ lạnh hay không.

Các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm cho rằng, tủ lạnh là nơi lưu trữ thức ăn, tưởng rằng sẽ là nơi sạch sẽ an toàn nhất, nhưng trong thực tế lại không như vậy. Tủ lạnh nhiều khi lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, là “ổ bệnh” trong gia đình.

Sau đây là danh sách những món thực phẩm tuyệt đối nên tránh tích trữ trong tủ lạnh, vì chúng không những không tốt hơn so với môi trường ngoài, mà còn có thể góp phần làm “bẩn” tủ lạnh khi thực phẩm bị hư hỏng và biến chất.

tủ lạnh

Bài viết này của các chuyên gia:

– Phó giáo sư Phạm Chí Hồng, Học viện khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc

– Chuyên gia dinh dưỡng Hạ Bằng Tân, Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Trung Đại, Đạii học Đông Nam, Trung Quốc

– Giáo sư Triệu Lực Siêu, Học viện thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Trung Quốc.

1, Tỏi

Nếu bạn tích trữ tỏi khô ở trong tủ lạnh, tỏi sẽ bị héo khô quắt đi do mất nước, hương vị của tỏi cũng bị “bay hơi” mà chúng ta quen gọi là mất mùi. Để càng lâu, tỏi càng mất chất, không còn hương vị như ban đầu. Không những thế, mùi tỏi còn tác động đến các loại thực phẩm khác, hoặc gây ra các phản ứng, dẫn đến tủ lạnh có mùi khó chịu.

Xem thêm  Bí quyết bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

tủ lạnh

2. Những loại trái cây chưa chín già

Trái cây chưa chín già tức là chỉ những loại quả còn ương, ở trạng thái chờ chín mới có thể ăn, nếu bạn mua về chờ chín mà cho vào tủ lạnh, giống như bạn bảo quản trong môi trường ẩm ướt, chúng sẽ “tươi” trở lại và không tiếp tục chín, đồng thời hấp thụ nước và độ ẩm, chúng sẽ thối dần và hư hỏng, hoặc “trơ” lại, không thể ăn được.

Trái cây chưa chín như na, chuối, đu đủ… nếu muốn chúng chín già trước khi ăn thì nên để ở bên ngoài với nhiệt độ phòng.

tủ lạnh

3. Một số loại trái cây nhiệt đới

Một số loại trái cây đặc trưng ở vùng nhiệt đới như chuối, xoài… rất “sợ” môi trường tủ lạnh, vì những trái cây này đã quen với môi trường sống có nhiệt độ tương đối cao trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Khi gặp nhiệt độ thấp, chúng sẽ bị thâm đen, thối rữa nhanh chóng.

Lời khuyên dành cho bạn đối với những trái cây nhiệt đới là nên để ở nhiệt độ phòng, hoặc thấp nhất là 12 độ C, để ở nơi râm mát thoáng khí trong nhà là hợp lý.

tủ lạnh

4. Mật ong

Mật ong tự nhiên có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường, nếu cho vào tủ lạnh, sẽ làm tăng nhanh quá trình kết tủa đường, tốc độ kết tủa của đường trong mật ong được diễn ra nhanh chóng hơn khi ở nhiệt độ thấp, từ đó dẫn đến hiện tượng thay đổi kết cấu của mật ong (đường và nước tách riêng).

Sau một thời gian, bạn rất khó rót mật ong ra khỏi chai và khẩu vị của mật ong cũng hoàn toàn thay đổi.

tủ lạnh

5. Sô cô la (Chocolate)

Mỗi loại sô cô la thường có cách bảo quản riêng phù hợp với đặc điểm của từng chủng loại. Thông thường, sô cô la rất dễ bị chảy nước nên đa số mọi người sẽ để chúng vào bảo quản trong tủ lạnh.

Xem thêm  Chuyên gia cảnh báo: Sai lầm khi ăn cá chép có thể gây ngộ độc, hại gan

Trên thực tế, khi để ở nhiệt độ thấp và ẩm, bề mặt sô cô la sẽ xuất hiện một lớp sương mỏng hoặc dầu bóng lên, giống như một lớp nước có vị ngọt phủ bên ngoài bề mặt. Không những thế, nếu bảo quản lâu, mùi vị của sô cô la sẽ thay đổi, khi ăn có cảm giác bị khô cứng hơn, không còn mềm mại và dẻo mịn như ban đầu.

Nếu bạn tích trữ lâu trong tủ lạnh, sau khi lấy chúng ra sử dụng, trên bề mặt sô cô la sẽ có sự kết tủa và đọng nước, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể gây ra nấm mốc trên bề mặt, độc hại khi sử dụng.

tủ lạnh

6. Các loại bột và thực phẩm khô

Các loại sản phẩm dạng bột khô như sữa bột, cà phê, thường được khuyến khích không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi nếu bạn không bọc kín, có kẽ hở thì nước sẽ ngấm vào, đồng thời các mùi vị của thực phẩm khác trong tủ lạnh sẽ xâm nhập vào loại thực phẩm bột khô, không chỉ khiến chúng bị mốc, mà còn thay đổi mùi vị, biến chất, rất dễ bị hỏng.

Sau khi để trong tủ lạnh và lấy ra ngoài, gặp sự chênh lệch về nhiệt độ, bề mặt ngoài sẽ xuất hiện một lớp sương mờ, rồi chuyển thành nước ẩm ướt, từ đó làm cho bột khô bị biến chất, hư hỏng nhanh chóng.

tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị hữu ích giúp bạn bảo quản thực phẩm, nhưng nếu bạn không biết cách lựa chọn lưu trữ đúng cách, sẽ khiến cho thực phẩm nhanh chóng hư hỏng, sinh ra các vi khuẩn và mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vân Hồng – Trí thức trẻ/ Soha

Link gốc