Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

7 sai lầm phổ biến trong cách nuôi dạy con mà hầu như cha mẹ nào cũng mắc phải, nghiêm trọng nhất là lỗi thứ 2

Nếu thấy mình có một trong những sai lầm này, các cha mẹ hãy sửa ngay kẻo muộn nhé.

Trên con đường nuôi dạy con, các ông bố bà mẹ đều phải tự mò mẫm một mình vừa đi vừa học hỏi.

Tuy rằng không có khuôn mẫu chung cho phương thức làm cha mẹ của mọi đứa trẻ, song các nhà tâm lý học đã chỉ ra có những sai lầm trong cách dạy con phổ biến mà hầu như các bậc phụ huynh đều mắc phải. Cụ thể là những sai lầm dưới đây:

1. Đưa ra quyết định thay con

Đứng trước những tình huống phải lựa chọn, các cha mẹ đều nghĩ rằng con còn bé, biết gì mà chọn với lựa nên thường sẽ tự quyết định thay con.

Tuy nhiên, điều này lại khiến cho trẻ cảm thấy bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, từ đó con bị căng thẳng lo lắng.

Vậy nên, trong trường hợp này, tốt nhất, cha mẹ nên cho con không gian và thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định của mình.

Việc này rất quan trọng vì nó giúp con biết rằng bố mẹ đã tin tưởng mình. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy luôn có mặt mỗi khi con cần giúp đỡ.

2. Luôn phê bình và so sánh con mình với “con nhà người ta”

Theo nhà tâm lý học Sean Grover – một diễn giả nổi tiếng người Mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm diễn thuyết về tâm lý trẻ em và người lớn, thì việc phê bình và so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của con, dẫn đến chuyện con tự ti mặc cảm.

Xem thêm  Người ơi đừng cầm Facebook em!

Các cụm từ: “Tại sao con làm như vậy?”, “Tại sao con lại không giống như…” là những cụm từ độc hại mà cha mẹ cần phải loại bỏ nó ngay trong mọi câu chuyện hàng ngày.

3. Không cho phép con được mắc lỗi

Bảo vệ con khỏi những thất bại sai lầm là cách cha mẹ vô tình cướp đi cơ hội để con học cách trưởng thành, học cách đối mặt với hậu quả do những việc làm của mình.

Thay vì vậy, cha mẹ hãy sẵn sàng cùng con đối diện với thất bại và cùng con rút ra những bài học kinh nghiệm từ những lần vấp ngã đó.

4. Nói nhiều hơn nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà cha mẹ cần phải có, vì đây là một tín hiệu của tình yêu và sự hỗ trợ về tinh thần cho con.

Đôi khi, bạn vội vàng ngắt lời con và áp đặt những suy nghĩ của mình lên hành động của con thay vì im lặng nghe con giải thích.

Việc này khiến con cảm thấy bị tổn thương vì cha mẹ đã không hiểu con, thậm chí vì không hiểu rõ sự tình mà mắng oan con.

Do đó, cha mẹ nên đặt các câu hỏi để con trả lời, từ đó bạn sẽ hiểu được vấn đề của con là gì và cùng con tìm ra cách giải quyết.

5. Không dạy con làm việc nhà

Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ con rất là vụng về nên thường không cho phép con nhúng tay vào làm việc nhà như dọn bàn ăn, rửa chén, quét nhà, gấp quần áo…

Song theo các chuyên gia tâm lý, việc khuyến khích con làm việc vặt trong nhà phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp con trở thành một người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh hơn.

Xem thêm  Chỉ một chút thay đổi khi nói chuyện, bố mẹ sẽ dạy con biết nói nhanh và sớm

6. Quan tâm quá mức đến điểm số của con

Nhiều ông bố bà mẹ mặc định rằng điểm số chính là thước đo thể hiện con có giỏi hay không. Họ không bao giờ nhìn quá trình nỗ lực mà con đã bỏ sức ra, cũng chưa bao giờ suy xét đến việc “học tài thi phận”.

Trong tâm trí của các cha mẹ này, điểm thấp nghĩa là con đã lười học, không chú ý nghe giảng để đến nỗi không làm được bài.

Thật ra, có rất nhiều nguyên nhân khiến con bị điểm kém như hôm đấy con không khỏe hoặc do một số lý do khách quan khiến cho con làm bài không tốt. Vậy nên, cha mẹ đừng lấy điểm số ra để la mắng con.

Bởi học tập là một chặng đường dài và mỗi một bài kiểm tra hay bài thi chỉ là một trạm dừng chân để con nhìn lại quá trình học tập của mình, nên nếu lỡ con có bị điểm kém, cha mẹ nên động viên con cố gắng vào lần sau.

7. Không làm gương cho con

Nhà trị liệu tâm lý Sean Grover đã nói rằng: “Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ“.

Điều này có nghĩa là cho dù cha mẹ có trách phạt con thật nặng khi nói dối, nhưng bạn vẫn nói dối con hoặc nói dối người khác trước mặt con thì bạn vẫn không thể dạy con sống trung thực được.

Ngược lại, trẻ sẽ ngày càng lươn lẹo, tinh vi hơn mỗi khi muốn nói dối cha mẹ.

Theo Nhịp Sống Việt