Thứ tư, Tháng mười hai 11
Shadow

7 sai lầm trong khi ăn khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, sinh bệnh: Có thể bạn cũng mắc!

tiêu hóa

Theo các bác sĩ, đây là 7 thói quen sai lầm phổ biến trong khi ăn khiến cho việc ăn uống có thể gây hại lớn tới sức khỏe, làm rối loạn hệ tiêu hóa, sinh bệnh dạ dày bạn nên tránh.

Các chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) cho rằng, câu nói “bệnh vào từ miệng” hay “bệnh từ miệng mà ra” đã ngày càng trở nên quen thuộc, bạn có thể đã nghe quá quen tai, nhưng đây là một lời khuyên có đủ cơ sở khoa học giúp bạn hiểu vì sao lại có nhiều bệnh xuất phát từ việc ăn uống.

Trên thực tế, những thói quen ăn uống sai lầm có thể gây tổn hại lớn cho sức khỏe của bạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.

Vậy, những thói quen nào được cho là xấu, có thể gây tổn hại lớn cho hệ tiêu hóa?

1. Ăn quá nóng

Nhiều người nghĩ rằng ăn uống thì nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng, điều này là không sai, nhưng nóng cỡ nào thì an toàn, nhiều người lại chưa phân biệt được.

Thức ăn khi đang nóng ở nhiệt độ vượt quá 65 ℃ sẽ gây thiệt hại cho niêm mạc miệng và thực quản, dễ dẫn đến bệnh răng miệng và các rối loạn chức năng thực quản, trong thời gian dài sẽ hình thành ung thư.

tiêu hóa

2. Phàm ăn tục uống (ăn nhanh, ăn nhiều)

Do tốc độ của cuộc sống hiện đại rất nhanh, vì vậy nhiều người cũng ăn uống vội vàng, ăn “ào ào” cho kịp giờ giấc. Đây là thói quen rất có hại cho cơ thể, rất dễ bị dung nạp vào cơ thể số lượng thức ăn dư thừa, gây ra một gánh nặng nghiêm trọng cho dạ dày, từ đó rất dễ gây ra các bệnh đường tiêu hóa.

Xem thêm  Ung thư máu: Những dấu hiệu nhận biết sớm và cảnh báo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao

tiêu hóa

3. Ăn uống kén chọn, đơn điệu

Rất nhiều người có thói quen ăn uống kén chọn, tức là chỉ cần chọn món ăn ưa thích của mình để ăn, từ đó dẫn đến hiện tượng ăn uống thiên lệch, thích gì ăn nấy, thiếu sự cân bằng. Đặc biệt là trẻ nhỏ, việc này bạn cần phải đặc biệt chú ý thay đổi.

Thói quen ăn uống thiếu cân bằng có thể gây ra những tác hại cho cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng, tạo thành thói quen kéo dài gây bất lợi cho sức khỏe.

tiêu hóa

4. Ăn nóng/lạnh lẫn lộn

Nhiều người trẻ thích ăn uống cùng lúc, vừa nóng vừa lạnh. Ví dụ đang ăn lẩu lại kèm uống bia lạnh hoặc ăn món canh nóng vẫn uống nước hoa quả, ăn kèm các món ướp lạnh, trong một bữa ăn lẫn lộn chủng loại thức ăn nóng/lạnh trái ngược nhau. Cách ăn này giúp họ cảm thấy thư thái dễ chịu và khoái khẩu.

Trong thực tế, ăn uống nóng/lạnh lẫn lộn có thể dẫn đến hiện tượng dạ dày co thắt, tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến đau bụng, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

tiêu hóa

5. Sử dụng điện thoại trong khi ăn

Nhiều người thích ăn và chơi điện thoại, không được nhiều người thoát khỏi những thói quen, trên thực tế, ăn khi chú ý bị thu hút vào điện thoại, lần này không biết bao nhiêu để ăn, nó là dễ bị quá ăn dẫn đến béo phì .

Xem thêm  Giáo sư đầu ngành tiêu hoá chỉ ra 6 thói quen “bóp” chết dạ dày: Rất nhiều người Việt mắc

6. Tư thế ngồi sai khi ăn uống

Nhiều người không coi trọng tư thế ngồi khi ăn uống, có người thích ngồi trên sofa hoặc ngồi xổm hoặc thậm chí ngồi gù lưng để ăn uống mà không nghĩ rằng điều này sẽ gây hại cho sức khỏe.

Những dáng ngồi sai không chỉ gây áp lực lớn lên dạ dày và khoang bụng, mà còn có thể làm giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, trong lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa.

7. Nói những câu chuyện đau buồn, tiêu cực trong khi ăn

Trong bữa ăn, bạn hãy cố gắng trao đổi những điều vui vẻ, hạn chế tối đa nói ra những câu chuyện đau buồn, tiêu cực hoặc gây thất vọng cho người khác.

Bởi vì tâm trạng không tốt trong khi ăn cũng có thể gây hại cho cơ thể, lo lắng và buồn chán, căng thẳng sẽ tạo ra cảm giác chán ăn, khó hấp thụ và có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, dễ bị khó tiêu, đầy hơi và đau bụng.

tiêu hóa

Trên đây là một số thói quen xấu liên quan đến ăn uống, những thói quen bất lợi này phải được sửa chữa càng sớm càng tốt, nếu không nó sẽ làm hỏng dạ dày, theo thời gian sẽ gây bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng.

Vân Hồng – Theo Trí thức trẻ

Nguồn: Soha

Link gốc