Thứ sáu, Tháng mười 18
Shadow

8 đặc trưng của 1500 người trường thọ: Hãy đưa chính bạn vào “nhóm người khỏe mạnh”!

Trừơng thọ

8 điều này được giáo sư tâm lý học người Canada là Howard S. Friedman và tiến sĩ Leslie R. Martin rút ra từ quá trình nghiên cứu khoảng 1500 người trường thọ.

Cách đây không lâu, cuốn sách “The Longevity Project” của Giáo sư Tâm lý học người Canada là Howard S. Friedman và Tiến sĩ Leslie R. Martin được xuất bản đã gây xôn xao trong giới y học thế giới. Đây là kết quả công trình nghiên cứu đối với khoảng 1500 người được sinh vào khoảng năm 1910 và sống ít nhất 80 tuổi. 

Trong tác phẩm này, nhóm tác giả đã đưa ra nhận xét: “Nếu muốn cải thiện sức khỏe thì bạn nên tham gia vào nhóm những người khỏe mạnh. Đó là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp bạn sớm đạt được mục tiêu. Bởi lẽ, ít ai ngờ rằng, nhóm mà bạn chơi thường xác định kiểu người mà bạn trở thành”.

Cũng trong cuốn sách “The Longevity Project”, hai nhà nghiên cứu đồng thời cũng là tác giả cuốn sách đã dựa vào kết quả nghiên cứu và tổng hợp lại 8 yếu tố thường xuất hiện ở “nhóm người khỏe mạnh” và có tác động tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ dưới đây.

1. Đối mặt với những “áp lực tốt”

Trừơng thọ

Tiến sĩ Leslie R. Martin, đồng tác giả cuốn sách “The Longevity Project”.

Bản chất “tốt” hay “xấu” của áp lực phụ thuộc vào thái độ của bạn đối với áp lực đó.

Ví dụ, nếu bạn ghét công việc hiện tại, áp lực mà công việc ấy tạo ra cho bạn sẽ bị coi là “áp lực xấu”. Ngược lại, nếu bạn luôn dốc lòng vì sự nghiệp, luôn cố gắng phấn đấu để tạo lập nên nhiều thành tích trong công việc, vậy áp lực mà công việc ấy tạo ra cho bạn sẽ được coi là “áp lực tốt”.

Những “áp lực tốt” có tác động rất tích cực tới việc kéo dài tuổi thọ của con người. Chúng không chỉ đem lại cho ta động lực, khơi gợi những nguồn cảm hứng sáng tạo mà còn giúp ta có được cảm giác thỏa mãn, trạng thái hạnh phúc khi chinh phục thành công những khó khăn do “áp lực tốt” tạo ra.

Điểm mấu chốt nằm ở chỗ, áp lực xấu hay tốt chủ yếu phụ thuộc vào thái độ của bạn đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Ai đó đã từng nói: “Làm điều mình thích là tự do, thích điều mình làm là hạnh phúc”. Kỳ thực công cuộc dưỡng sinh của chúng ta cũng không nằm ngoài đạo lý này.

Bởi vậy, nếu muốn trường thọ, bạn nên học cách đối xử với cuộc sống của bạn bằng thái độ tích cực ngay từ bây giờ.

Trừơng thọ

2. Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội

Thường xuyên liên lạc cùng bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức các buổi liên hoan cùng bạn thân… đều rất có lợi cho tuổi thọ của bạn.

Cuốn sách của giáo sư Howard và Tiến sĩ Leslie đã chỉ ra rằng, việc giao lưu cùng cộng đồng có khả năng giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm  42 bí quyết sống khỏe mạnh hữu ích khiến ai cũng tâm đắc: Đọc một lần, ứng dụng cả đời!

Nếu không có quá nhiều bạn bè, bạn có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện hoặc các phong trào đoàn thể tại công ty để mở rộng quan hệ xã hội, cải thiện tâm trạng và làm phong phú đời sống tâm hồn của bản thân.

3. Hay lo nghĩ không hẳn là xấu

Nếu bạn là một người hay lo nghĩ, đừng ngần ngại, bởi ở một mức độ nhất định, nét tính cách này lại có lợi cho tuổi thọ của bạn.

Cuốn “The Longevity Project” cho rằng, lo lắng ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phái nam.

Đối với những người hay lo nghĩ mà nói, mỗi khi lo lắng, họ sẽ tự động đặt ra các giả thuyết có thể xảy ra, đồng thời cân nhắc và đưa ra cách ứng phó với mỗi tình huống đó.

Thói quen suy nghĩ và tư duy này rất có lợi cho não bộ nói riêng và tuổi thọ nói chung nếu được ứng dụng một cách hợp lý, điều độ và vừa phải.

Trừơng thọ

4. Độc thân sẽ không “chết sớm”!

Các ý kiến khẳng định kết hôn hoặc có người yêu sẽ giúp kéo dài tuổi thọ kỳ thực chỉ đúng với những người có một cuộc tình hoa mỹ, một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.

Ngược lại, những cuộc tình đổ vỡ cùng những cuộc hôn nhân không hạnh phúc thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới tính cách với tuổi thọ của người trong cuộc.

Phụ nữ sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ có thể gặp phải những chướng ngại về tâm lý, đàn ông sau khi tái hôn cũng có thể hình thành những nét tính cách tiêu cực.

Vì vậy, có thể nói cuộc sống độc thân một cách vui vẻ không những là cách để tránh gặp phải những tổn thương tâm lý mà còn là một trong những lựa chọn giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ.

5. Cảnh giác với thái độ lạc quan thái quá

Người lạc quan thái quá thường đi cùng với thái độ thiếu tỉ mỉ, không cẩn thận. Trên phương diện chăm sóc sức khỏe, người tỉ mỉ, cẩn thận càng biết bảo vệ bản thân và tránh xa những hành động gây nguy hiểm như như hút thuốc, say rượu, thuốc phiện, thuốc lắc,…

Trong khi đó, người lạc quan một cách quá đà lại dễ dàng buông thả bản thân, coi nhẹ các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đây cũng là lý do mà thái độ lạc quan chỉ nên được duy trì đúng lúc, nếu quá đà sẽ gây hại cho sức khỏe.

6. Không nên coi thú cưng là bạn thân

Nuôi thú cưng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng tình cảm của bạn với vật nuôi dù thân thiết đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn cho quan hệ tình cảm giữa người với người.

Xem thêm  4 bí quyết khiến 'khắc tinh' của Gia Cát Lượng sống thọ: Đối thủ sống thế nào, làm ngược lại!

Nghiên cứu của Giáo sư Howard và Tiến sĩ Leslie đã chỉ ra rằng, tác dụng của nuôi thú cưng trong việc kéo dài tuổi thọ không tích cực và hiệu quả bằng việc cải thiện các mối quan hệ xã hội.

Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, những người coi thú cưng là đối tượng thay thế cho các mối quan hệ xã hội thường mang tâm lý dễ bị tổn thương và có tuổi thọ ngắn hơn so với những người không có thói quen này.

7. Rèn luyện thân thể bằng nhiều cách khác nhau

Tập thể dục là một trong những cách hữu hiệu nhất để kéo dài tuổi thọ. Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Howard và Tiến sĩ Leslie đã nhận thấy, nhiều người ở độ tuổi 20 trở lên thường không có thời gian và điều kiện tập thể dục.

Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể cải thiện cả tâm trạng và thể trạng bằng cách bồi dưỡng những sở thích lành mạnh như trồng cây, nấu ăn, chơi nhạc cụ,…

Trừơng thọ

8. Không về hưu quá sớm

Không ít người cho rằng, về hưu sớm là cách để tận hưởng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Nhưng nghiên cứu của giáo sư Howard và Tiến sĩ Leslie lại khẳng định rằng, những người kéo dài thời gian công tác sở hữu tuổi thọ cao hơn so với những người về hưu sớm.

Cũng về vấn đề này, trong một lần trả lời phỏng vấn của tờ Japan Times, cố Tiến sĩ Shigeaki Hinohara, một trong những người đã xây dựng nền móng cho nền y học Nhật Bản hiện đại, đã tiết lộ một trong những bí quyết sống lâu của ông là không nghỉ hưu, hoặc nếu có, hãy nghỉ hưu sau tuổi 65.

Bản thân tiến sĩ Shigeaki đã làm việc không ngừng nghỉ cho tới vài tháng trước khi ông qua đời ở tuổi 105. Với lịch làm việc lên tới 18 giờ mỗi ngày, những cống hiến của vị tiến sĩ này đã giúp xứ sở hoa anh đào vươn lên dẫn đầu thế giới về tuổi thọ.

* Giáo sư Howard S. Friedman

Tốt nghiệp Đại học Yale (Hoa Kỳ).

Giáo sư Tâm lý học nổi tiếng đang giảng dạy tại Đại học California Riverside

Giành nhiều giải thướng lớn từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Khoa học Tâm lý và Quỹ Khoa học Quốc gia.

Từng xuất bản 10 cuốn sách chuyên ngành, 150 bài báo khoa học cùng nhiều nghiên cứu được công bố rộng rãi và nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn.

* Tiến sĩ Leslie R. Martin

Tốt nghiệp loại Ưu tại Đại học California, San Bernardino

Hiện đang là Tiến sĩ Tâm lý học giảng dạy tại Đại học California Riverside

Từng đạt giải thưởng học thuật nổi vật và giải thưởng Anderson về giảng dạy xuất sắc.

Từng chinh phục đỉnh núi Kilimanjaro cao nhất châu Phi vào năm 2005 và hoàn thành đường chạy Marathon Nhiệt đới 151 tại sa mạc Sahara.

Theo Trí Thức Trẻ

Link