Những việc chúng ta làm trước bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, tránh được những việc không nên làm trong lúc đói sẽ tốt hơn cho bạn.
Có thể bạn đã nghe nói rằng ăn uống một số loại thực phẩm như trà, cà phê, rượu… trong lúc đói bụng là không được. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài ăn uống còn có những việc khác bạn không nên làm trong lúc cơ thể đang nhạy cảm như thế này.
Theo lời David Wolfe,doanh nhân, một tác giả, phát ngôn viên và chuyên gia y tế người Anh, có một số việc bạn không nên làm trong lúc bụng rỗng (lúc đói) bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Bright Side sẽ cho bạn biết 9 việc không nên làm trong lúc đói (hay ít ra thì không nên làm trong khoảng 2 giờ sau khi ăn).
1. Uống các loại thuốc kháng viêm
Bạn không được uống aspirin, paracetamol và những loại thuốc kháng viêm không chứa streroid khác khi bụng đói. Nếu làm vậy, tác dụng thuốc sẽ giảm đi và hơn thế còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (như chảy máu dạ dày).
Lời khuyên: Bạn nên uống thuốc cùng rất nhiều nước.
2. Uống cà phê
Ngay cả loại cà phê đã được giảm hàm lượng caffeine vẫn có thể kích hoạt quá trình tiết axit, gây ợ nóng và những vấn đề rắc rối khác liên quan tới đường tiêu hóa nếu uống khi đói. Bỏ bữa sáng sau rồi uống cà phê thậm chí còn dẫn tới sự thiếu hụt hormone serotonin và làm cho tâm trạng trở nên u ám trong suốt khoảng thời gian còn lại của ngày.
Lời khuyên: Nếu bạn không thể từ bỏ thói quen uống cà phê vào buổi sáng, hãy uống kèm sữa hoặc kem: Chất béo trong sữa sẽ giảm tác hại của cà phê lúc này. Hãy chọn loại cà phê tự nhiên thay vì loại sấy đông lạnh
3. Uống đồ uống có cồn
Khi chưa ăn, tỷ lệ hấp thụ chất cồn cồn sẽ tăng lên gấp 2 lần, tương tự khi nó được truyền qua đường tĩnh mạch. Ngược lại, việc loại bỏ sản phẩm độc hại sinh ra từ quá trình phân giải cồn lại suy giảm, khiến cơn đói càng thêm nghiêm trọng. Tác động nhanh chóng của đồ uống có cồn lên cơ thể luôn đi kèm các hậu quả tiêu cực cho gan, thận và tim.
Lời khuyên: Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn từ chối, hãy ưu tiên lựa chọn những loại đồ uống không ga được làm lạnh bởi chúng được hấp thu trong cơ thể chậm hơn. Tốt hơn cả, bạn nên ăn ít nhất một chiếc bánh sandwich nhỏ và lý tưởng nhất là loại bánh có chứa bơ.
4. Nhai kẹo cao su
Axit tiêu hóa được sản sinh ra khi bạn nhai kẹo cao su sẽ phá hủy thành ruột khi bụng đói. Nhai quá nhiều kẹo cao su có thể dẫn tới chứng viêm dạ dày. Khoa học cũng đã chứng minh rằng những người nhai kẹo cao su thích ăn đồ ăn vặt (khoai tây chiên, kẹo ngọt) hơn trái cây và rau.
Lời khuyên: Nhai những loại kẹo cao su chứa các chất làm ngọt tự nhiên (xylitol, sorbitol) ít gây hại hơn so với loại chứa đường, đường hóa học. Tránh nhai kẹo cao su lâu hơn 10 phút, ngay cả khi bụng no.
5. Đi ngủ
Cơn đói và hàm lượng glucose thấp khiến chúng ta không buồn ngủ và gây ra giấc ngủ nông cũng như tỉnh giấc sớm. Không những thế, thiếu ngủ lại làm tăng hàm lượng hormone gây cảm giác đói. Đây là lý do tại sao chúng ta thường ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau khi bỏ qua bữa tối hôm trước.
Lời khuyên: Ăn quá no trước khi đi ngủ cũng là một lựa chọn tồi. Giải pháp tốt nhất là các sản phẩm từ sữa bởi chúng chứa magie và canxi. Những thành phần này sẽ đảm bảo cho bạn một giấc ngủ sâu.
6. Tập luyện quá nặng
Có ý kiến cho rằng, tập luyện khi đói bụng giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Sự thật là, việc này không ảnh hưởng tới quá trình giảm mỡ. Giảm cơ, ngược lại, mới là điều xảy ra khi bạn tập luyện trong lúc đói. Cường độ của các bài tập cũng giảm xuống bởi cơ thể không đủ năng lượng.
Lời khuyên: Thay thế các bài tập nặng bằng bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic). Nếu bạn gặp các rắc rối về tiêu hóa, bạn nên ăn nhẹ trước bất cứ bài tập nào bởi các hoạt động thể chất kích hoạt quá trình sản sinh dịch dạ dày và việc này không hề tốt cho dạ dày trong tình trạng đói.
7. Mua sắm
Tất cả chúng ta đều biết rằng, cơn đói làm chúng ta mua nhiều thực phẩm hơn so với mức cần thiết. Trên thực tế, bụng rỗng còn kích thích chúng ta đến với cả những gian hàng không bán thực phẩm. Theo nghiên cứu, thông điệp bên trong của “Tôi muốn thức ăn” đã được giải mã một cách đơn giản và ngắn gọn thành “Tôi muốn”. Rốt cuộc, bạn sẽ tuân thủ thông điệp đó bằng việc vung tay quá trán. Bởi vậy, đi mua sắm cũng là việc không nên làm trong lúc đói.
Lời khuyên: Ngoài danh sách những thứ cần mua được viết sẵn từ trước, việc thanh toán bằng tiền mặt có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Nghiên cứu chuyên sâu hơn cho thấy, con người có xu hướng chi tiêu ít đi khi họ trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng.
8. Uống nước ép cam
Axit và chất xơ khó phân giải trong các loại quả thuộc họ cam quýt sẽ kích thích dạ dày rỗng của bạn. Việc này đặc biệt nguy hiểm cho những ai đang bị bệnh dạ dày hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
Lời khuyên: Những cốc nước cam mới ép/vắt sẽ chẳng mang lại gì ngoài lợi ích nếu bạn pha loãng chúng với nước theo tỷ lệ 1:1 (với những người bị tiết quá nhiều axit dạ dày) và tỷ lệ 2:1 (với tất cả những người còn lại). Ngoài ra, có những thực phẩm khác không nên ăn khi bụng đói như sản phẩm sữa lên men, lê, chuối…
9. Tranh cãi
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, cơn đói làm chúng ta bớt điềm tĩnh hơn. Hiện tượng này xảy ra bởi việc tự kiểm soát bản thân đòi hỏi năng lượng, trong khi nguồn cung năng lượng lại đang thiếu do bụng đói.
Lời khuyên: Nếu bạn không có thời gian ăn trước khi tham gia một buổi tranh luận, hãy uống thứ gì đó ấm và đề nghị người sẽ tranh luận với bạn làm như mình. Việc này sẽ giúp cuộc đối thoại trở nên dễ chịu hơ.
Bạn có thể làm gì khi đói?
Bạn có thể sẽ đoán rằng, việc tự nhiên nhất mà bạn có thể làm khi đói là ăn ngay thứ gì đó. Cố gắng kiềm chế trong khi cơn đói thôi thúc không phải là ý tưởng hay. Tốt hơn, bạn có thể là ăn một ít protein nạc vì nó có hàm lượng calo thấp và có thể giúp hạn chế sự thèm ăn nhanh chóng. Các loại hạt, thịt gà, cá, đậu hũ… sẽ cung cấp dưỡng chất này cho bạn.
Ăn các loại trái cây trong lúc đói cũng là lựa chọn tốt cho bạn hơn là các loại bánh kẹo chứa đầy chất ngọt khác. Trong trái cây có lượng đường tự nhiên và chất xơ cùng các chất dinh dưỡng nên khi vào dạ dày sẽ báo hiệu đến não là bạn đã no.
Theo Soha