Thứ sáu, Tháng mười 18
Shadow

Ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của người phụ nữ vì thanh sắt rơi từ công trình ở Hà Nội?

    Theo luật sư, trách nhiệm đầu tiên trong vụ việc thuộc về nhà thầu thi công xây dựng công trình. Vụ việc gây hậu quả 1 người tử vong đã có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.

    Liên quan đến vụ việc người phụ nữ bị thanh sắt rơi trúng, tử vong tại chỗ, ngày 27/9, trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà thầu thi công xây dựng công trình.

    Rơi giàn giáo

    Thi thể cô gái gặp nạn.

    Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động.

    Sự cố thanh sắt công trình xây dựng rơi là do lỗi của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình đã không thực hiện đúng quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công, dẫn tới hậu quả làm 1 người đi xe máy dưới đường tử vong.

    Rơi giàn giáo

    Thanh sắt công trình rơi xuống đường.

    Hành vi của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình đã vi phạm Điều 6 Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ xây dựng gây hậu quả 1 người tử vong đã có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.

    Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự 2015. Lỗi của người của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình trong vụ việc này là lỗi vô ý được quy định tại khoản 2 điều 11 BLHS 2015 “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Xem thêm  Là phụ nữ, nhất định phải tìm cách có được 1 trong 2 thứ này trong cuộc sống!

    Rơi giàn giáo

    Tòa nhà xảy ra vụ việc.

    Như vậy, trong vụ việc này nếu bị xử lý, người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình có thể bị xử lý hình sự, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

    Nhà thầu thi công của người trực tiếp phụ trách an toàn lao động công trình sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị nạn theo quy định tại các điều 591 Bộ luật dân sự”, ông Thơm cho biết.

    Nói thêm về vụ việc này, ông Thơm cho rằng, vụ việc một lần nữa báo động tình trạng mất an toàn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng nhà cao tầng tại Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như tại các Thành phố trên cả nước nói chung.

    Rơi giàn giáo

    Hiện trường vụ việc.

    Phần lớn nguyên nhân dẫn đến các sự cố trong thời gian qua do sự chủ quan, thiếu cẩn trọng, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, không có bao che các lan can công trình, lắp đặt biển báo biển cấm, lưới chống vật rơi ở những nơi nguy hiểm nhiều người qua lại.

    Như đã thông tin, tối 27/9, một số người dân lưu thông trên đường gần cầu vượt Lê Văn Lương – Láng Hạ, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội chứng kiến thanh sắt trên trong hệ thống giàn giáo tại công trường xây dựng bất ngờ rơi xuống đường, trúng 2 người đi xe máy đang lưu thông qua đây.

    Xem thêm  Sau vài ngày sinh con, ông bố đã đúc rút được kinh nghiệm quý giá cha mẹ nuôi con nhỏ nên "gối đầu giường"

    Vụ việc khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ, một người đàn ông bị thương phải nhập viện cấp cứu. Tại hiện trường, chiếc xe máy tay ga đổ nghiêng.

    Cách đó vài mét, một khối kim loại nằm sát vỉa hè. Nhiều mảnh vỡ vương vãi khắp nơi, nạn nhân gục cạnh xe máy, xung quanh có nhiều vết máu.

    Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người

    1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    Ngọc Thắng- Theo Thời Đại/Kenh14

    Link gốc