Ngày càng nhiều người công nhận việc không ăn sáng có hại cho sức khỏe. Đối với nhiều người, tầm quan trọng của bữa sáng là hiển nhiên, nhưng cách ăn sáng như thế nào thì vẫn chưa được hiểu rõ.
Dưới đây là năm sai lầm điển hình trong việc ăn sáng, có thể bạn cũng phạm phải mà không hay biết:
Ăn sáng rất sớm
Nhiều người đã quen dậy sớm sẽ ăn sáng ngay sau khi thức dậy lúc 5 hoặc 6 giờ sáng. Họ nghĩ rằng điều này có thể bổ sung kịp thời cho cơ thể, và nó cũng có lợi cho cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhưng trên thực tế, ăn sáng quá sớm không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn có thể làm tổn thương dạ dày của bạn.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng hầu hết các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi vào ban đêm, nhưng các cơ quan tiêu hóa thường cần tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tối, nên không vào trạng thái nghỉ ngơi cho đến sáng sớm. Nếu bữa sáng được ăn quá sớm, nó sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của đường tiêu hóa và về lâu dài sẽ làm hỏng chức năng đường tiêu hóa.
Lưu ý: Uống nước sau khi ngủ dậy, uống đủ lượng nước tiêu thụ trong khi ngủ. Việc ăn sáng sẽ thích hợp hơn sau 20 đến 30 phút ngủ dậy.
Bữa sáng quá bổ dưỡng
Nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của bữa sáng, vì vậy họ lựa chọn nhiều thực phẩm cho bữa sáng, chẳng hạn như phô mai, bánh mì kẹp thịt, cánh gà chiên và thực phẩm chiên,… Nhưng một bữa sáng quá bổ dưỡng sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và sẽ gây hại cho cơ thể.
Vào buổi sáng sớm, lá lách của cơ thể con người thường chậm chạp hơn. Các chất dinh dưỡng dư thừa trong chế độ ăn uống sẽ vượt quá khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thức ăn sẽ không được tiêu hóa và hấp thu, theo thời gian sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh tiêu hóa, và gây béo phì.
Lưu ý: Bữa sáng nên tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ, nhiều chất xơ, ít chất béo và ít đường, như cháo, sữa, sữa đậu nành, mì v.v., không nên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chiên, khô, cứng, cay. Cũng không nên ăn quá no.
Nhầm lẫn khi lựa chọn giữa “sữa nguyên chất” với “ngũ cốc uống liền”
Sữa là thực phẩm thiết yếu nhiều người lựa chon cho bữa sáng. Nhiều người thường nhầm lẫn “sữa nguyên chất” với “ngũ cốc uống liền” khi họ chọn, nhưng hai loại thực sự khác nhau. Cả sữa nguyên chất và ngũ cốc uống liền đều có thành phần sữa, nhưng thành phần và chất dinh dưỡng khác nhau.
Sữa nguyên chất chỉ là sữa tươi, và các thành phần của ngũ cốc uống liền bao gồm sữa, nước, lúa mì, đậu phộng, bột trứng, bột yến mạch, chất ổn định, chất tăng cường sắt, chất tăng cường kẽm, v.v …; Hàm lượng protein của sữa nguyên chất thường nằm trong khoảng từ 2,9% đến 3,1%. Mỗi người nên chú ý đến sự khác biệt giữa hai loại, và điều chỉnh lựa chọn thực phẩm tương ứng để lành mạnh hơn.
Lưu ý: Ngược lại, ngũ cốc uống liền cân bằng và phù hợp hơn cho bữa sáng, sữa nguyên chất có tỷ lệ carbohydrate tương đối thấp, và tốt nhất là ăn kèm với một số thực phẩm giàu tinh bột và các loại hạt bổ dưỡng khi ăn.
Ăn “sữa cộng với trứng” thay cho bữa sáng
“Sữa cộng với trứng” là món chính trong bữa sáng đối với nhiều người, nhưng hỗn hợp bữa sáng như vậy là không khoa học. Vào buổi sáng, cơ thể con người rất cần bổ sung năng lượng bằng bữa sáng giàu carbohydrate.
Mặc dù sữa và trứng rất giàu protein, nhưng chúng cung cấp protein chất lượng cao chủ yếu cho cấu trúc cơ thể và không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Chúng ta sẽ sớm cảm thấy đói sau khi ăn, điều này có tác động nhất định đến dạ dày và ruột, và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và hiệu quả học tập của mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em.
Lưu ý: Trứng và sữa là thực phẩm chủ yếu không được thiếu trong bữa sáng, nhưng cũng cần kết hợp thêm với một số loại thực phẩm thiết yếu khác.
Bữa sáng gồm đồ rán và sữa đậu nành
Ở nhiều nơi, so với “sữa cộng với trứng”, “đồ chiên và sữa đậu nành” cho bữa sáng phổ biến hơn với mọi người, nhưng phương pháp ăn “đồ rán và sữa đậu nành” cũng không lành mạnh. Rán là quá trình làm chin thức ăn trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao, và điều này khiến các chất dinh dưỡng dễ bị phá hủy và tạo ra chất gây ung thư có hại cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, các món đồ rán có chất béo và calo cao khiến chúng không dễ tiêu hóa vào buổi sáng. Bên cạnh đó,hàm lượng chất béo trong sữa đậu nành cũng ở mức trung bình. Lượng dầu trong sự kết hợp bữa sáng này rõ ràng là vượt quá tiêu chuẩn và không nên được tiêu thụ trong một thời gian dài.
Lưu ý: Tốt nhất nên ăn ít sữa đậu nành và đồ rán cho bữa sáng. Không nên quá 2 lần một tuần. Bữa trưa và bữa tối trong ngày ăn nên ăn càng ít càng tốt. Hạn chế ăn đồ chiên, xào, và chú ý ăn bổ sung nhiều rau.
Một ngày bắt đầu vào mỗi buổi sáng, một bữa sáng tốt có thể là một khởi đầu tốt cho ngày mới, vậy nên hãy điều chỉnh kế hoạch bữa sáng của bạn từ hôm nay!
Theo Minh An, Thời đại, cafebiz